Vì sao người miền Nam gọi "con lợn" là "con heo", gọi "quần đùi" là "xà lỏn"? Những lý giải đầy bất ngờ

H.A
Chia sẻ

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao dù cùng có một nghĩa, những từ ngữ này lại có cách gọi tên khác nhau giữa các vùng miền? 

Tại sao người miền Bắc gọi là “con lợn”, người miền Nam gọi là “con heo”?

Người miền Bắc thường gọi là “con lợn”, trong khi ở các vùng thuộc khu vực phía Nam lại gọi đây là “con heo”. Hai từ ngữ này đều có ý chỉ loại vật nuôi lấy thịt, thuộc chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á - Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). 

Vì sao người miền Nam gọi "con lợn" là "con heo", gọi "quần đùi" là "xà lỏn"? Những lý giải đầy bất ngờ - 1

Có nhiều quan điểm được đưa ra để lý giải cho sự khác biệt giữa hai từ ngữ này, song vẫn chưa thể có một khẳng định chính xác rằng ý kiến nào mới là đúng. Quan điểm thứ nhất cho rằng con lợn vốn được gọi là "con heo" (hay con cúi) theo tiếng Việt cổ. Quyển “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” của tác giả Huỳnh Tịnh Của bổ sung thêm, "heo cúi" là tiếng đôi, chỉ nghĩa là heo. Như vậy có thể hiểu là "heo" và "cúi" đồng nghĩa nhau. Khi vào miền Nam, thay vì dùng con lợn (như miền Bắc), người Nam gọi con vật này bằng chính tên cổ xưa của nó (con heo). Vì vậy mới có sự khác biệt lợn - heo giữa các vùng miền.

Vì sao người miền Nam gọi "con lợn" là "con heo", gọi "quần đùi" là "xà lỏn"? Những lý giải đầy bất ngờ - 2

Loài vật này vẫn có ý nghĩa quan trọng trong dân gian Việt Nam.

Trong văn học, chữ heo xuất hiện sớm nhất là thấy trong truyện thơ Nôm "Lục súc tranh công" (sáu con vật nuôi trong nhà là Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà, và Heo tranh nhau kể công trạng của mình đối với nhà chủ) được viết từ thời Lê Trung Hưng  (1533–1789):

"Việc hòa giải, heo đầu công trạng, 

Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù." 

Chữ heo cũng xuất hiện trong từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes (1651). Chữ lợn được nói từ miền Bắc cho đến vùng Thanh Nghệ, còn từ Bình Trị Thiên trở đi thì gọi là heo. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng chữ heo xuất hiện sau khi người miền Trung di dân vào Nam.

Cũng trong “Đại Nam quấc âm tự vị" lý giải có phần dí dỏm, vì người miền Nam phần lớn là những di dân từ miền Trung, tiếng nói của họ nặng, khi phải bẩm trình với quan lớn, họ lại phát âm thành “quan lợn”. Chẳng hạn như họ phát âm: trò chơi lợn (lớn), ăn quỵt (quýt), ông Giacọp (Giacóp). Quan cho là vô phép nên sai lính lấy hèo phạt, ai bẩm “quan lợn” là phải đòn 10 hèo. Nhiều người bị phạt hèo như vậy, nên khi thấy con lợn họ hình dung ngay ra những cây hèo bèn mỉa mai gọi con lợn là “con hèo”. Rồi để khỏi nhầm lẫn con lợn với cây gậy đó, họ bớt đi dấu huyền, còn lại là con heo. Con lợn từ miền Bắc đi xuống miền Nam thành con heo là như thế.

Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau, song con heo (lợn) trong dân gian Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung đều cùng biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đất như là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng trong một mâm cúng ở những buổi lễ long trọng và lễ nghi của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó lợn trong văn hoá dân gian cũng lại bị xem là biểu tượng cho thói phàm ăn, sự bẩn thỉu.

Vì sao người miền Nam gọi "quần đùi" là "xà lỏn"?

Người miền Bắc có cách gọi loại quần ống ngắn đến xuống giữa đùi là “quần đùi”. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm ống quần chỉ đủ che đến phần đùi. Tại một số địa phương, đặc biệt là ở Nam Bộ, quần đùi còn được gọi là “quần xà lỏn”. Từ “xà lỏn” được các ghi chép cho rằng bắt nguồn từ chữ “sarong” trong tiếng Malaysia. Sarong có nghĩa đen là “vỏ gươm, vỏ dao”, sau được dùng để đặt tên cho một loại trang phục đặc trưng của các dân tộc vùng Đông Nam Á như Indonesia và Mã Lai, Nam Á như Ấn Độ và Sri Lanka, Trung Đông, các quần đảo Thái Bình Dương, một số quốc gia tại Bắc và Tây Phi.

Vì sao người miền Nam gọi "con lợn" là "con heo", gọi "quần đùi" là "xà lỏn"? Những lý giải đầy bất ngờ - 3

Quần đùi là loại quần ống ngắn che hết phần đùi.

Vì sarong và quần đùi đều có điểm tương đồng ở phong cách đơn giản, thoáng mát nên người ta đã lấy tên sarong gọi cho quần đùi. Rồi dần dần được cải biến thành quần xà lỏn theo lối phát âm hàng ngày. Còn từ sarong nguyên bản thì phiên âm tiếng Việt khác là “xà rông”. Loại trang phục này vẫn còn được sử dụng phổ biến ở nhiều dân tộc nước ta như Chăm, Khơ-me, Mã Lai… Nói về “xà”, ta còn có quần xà cạp. Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Xà cạp: miếng vải để quấn ống quần vào chân cho gọn…”. Như vậy ban đầu xà cạp dùng để chỉ một miếng vải, sau mới mở rộng để nói về các loại quần dài bó sát chân.

Vì sao người miền Nam gọi "con lợn" là "con heo", gọi "quần đùi" là "xà lỏn"? Những lý giải đầy bất ngờ - 4

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc “lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.

Báo động tội phạm “trẻ hóa”

Báo động tội phạm “trẻ hóa”

Tình trạng tội phạm trẻ hóa đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, đáng lo ngại là các vụ phạm tội nghiêm trọng liên quan đến thanh thiếu niên. Đây là vấn đề cần được quan tâm, bởi nó không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến cá nhân người phạm tội, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến gia đình và cộng đồng xung quanh.

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ...

Tự mua nhà ở New York nhờ chiến lược tài chính thông minh

Tự mua nhà ở New York nhờ chiến lược tài chính thông minh

New York - thành phố của những cơ hội và giấc mơ, nơi hàng triệu người tìm đến với hy vọng xây dựng tương lai tươi sáng. Trong số đó, câu chuyện của Tamar Nisbett, một chiến lược gia nội dung 30 tuổi đang làm việc cho Netflix đã lan tỏa nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẽ đến hàng nghìn người trên mạng xã hội và truyền thông. Cô đã tự mình mua được một căn hộ tại Brooklyn, New...

Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại...

Khám phá lăng mộ kỳ bí của nữ thái hậu hiền đức sử Việt, là mẹ của vị vua trị vì lâu nhất nhà Nguyễn

Khám phá lăng mộ kỳ bí của nữ thái hậu hiền đức sử Việt, là mẹ của vị vua trị vì lâu nhất nhà Nguyễn

Được xây dựng vào từ những năm đầu thế kỷ XX, ngôi lăng mộ của vị thái hậu hiền đức này đã trải qua nhiều thăng trầm. Đến năm 2024, nơi này được trùng tu và bắt đầu mở cửa chào đón khách du lịch trở lại để tìm hiểu về những điều thú vị của lịch sử.