Sữa chua luôn được bán theo lốc 4 hộp "không hơn không kém", bí mật đằng sau khiến nhiều người bất ngờ

H.A
Chia sẻ

Việc đóng sữa chua thành lốc 4 hộp không phải chuyện ngẫu nhiên mà có sự tìm hiểu từ nhà sản xuất.

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng cho mọi người. Mặt hàng này được bày bán ở nhiều nơi. Từ trước tới nay, khi vào siêu thị, điều mọi người thường thấy là sữa chua được đóng thành lốc 4 hộp. Không ít khách hàng thắc mắc lý do gì khiến nhà sản xuất thường đóng như vậy.

Việc đóng sữa chua thành lốc 4 hộp để bán là có căn cứ, mục đích không phải là ngẫu nhiên hay sở thích của nhà sản xuất.

Chia sẻ trên báo chí, ông Tomishima Ryoichi thuộc Công ty Thực phẩm Danon Japan cho hay, việc thiết kế lốc sữa chua 4 hộp để bán đã có tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Sữa chua luôn được bán theo lốc 4 hộp "không hơn không kém", bí mật đằng sau khiến nhiều người bất ngờ - 1

Một lốc sữa chua 4 hộp được áp dụng trong tất cả sản phẩm sữa chua đang bán trên thị trường, liệu bạn có thắc mắc về con số đặc biệt này? Ảnh minh họa.

Người Nhật Bản có thói quen ăn sữa chua vào buổi sáng. Vào thời điểm này, cả nhà đông đủ nhất. Cho nên, đóng 4 hộp thành lốc là đủ sữa chua cho các thành viên trong gia đình. Bởi, mô hình gia đình ở Nhật thường là 2 cha mẹ và 2 đứa con.

Ngoài ra, với số lượng 4 hộp sữa chua cũng phù hợp với gia đình có 8-12 người vì chúng là bội số của 4. Vì vậy, nếu gia đình khác có đông người hơn chỉ mua 2-3 lốc là đủ cho cả nhà thưởng thức.

Bên cạnh đó, việc đóng thành lốc 4 hộp cũng giảm bớt sự vất vả cho khách. Nếu như tách rời từng hộp, khách phải nhặt từng chiếc cho vào túi, tốn thêm diện tích. Khi đóng lốc như vậy, khách có thể mua nhiều hơn tùy vào nhu cầu mà không phải nhặt thêm từng chiếc.

Cho nên, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng sữa chua thành lốc 4 hộp để bán. Từ đó, các nước khác cũng có các nhà sản xuất áp dụng theo cách này và nó trở thành chuyện bình thường trong lĩnh vực bán thực phẩm.

Việc thiết kế lốc sữa chua 4 hộp cho thấy sự tỉ mỉ của nhà sản xuất Nhật Bản. Họ tìm hiểu rất kỹ về nhu cầu của khách hàng, nắm bắt tâm lý rất cẩn thận.

Không chỉ có sữa chua mà ở Nhật Bản còn tạo lốc 3 bánh pudding để bán. Sở dĩ nhà sản xuất đóng lốc 3 cái là do loại bánh này được ăn vào buổi tối.

Tại Nhật Bản, đa số đàn ông là trụ cột kinh tế, họ đi làm từ sáng đến muộn. Trong khi đó, phụ nữ thường ở nhà đảm nhận việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Vì vậy, khi ăn bánh pudding vào bữa tối, người đàn ông thường chưa về. Việc thiết kế 3 chiếc bánh pudding trong lốc là hợp lý đủ cho mẹ và 2 con thưởng thức.

Rõ ràng, cách làm này tuy nhỏ, nhưng có khả năng chinh phục khách hàng rất cao. Sản phẩm chất lượng là yếu tố hàng đầu song khi khách cảm thấy nhà sản xuất thấu hiểu, mang đến sự tiện lợi khi mua sắm, tiêu dùng cũng sẽ giúp ghi điểm đáng kể.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Gia Lâm vận động thực hiện “ứng xử đẹp” tại các danh lam, di tích lịch sử

Phụ nữ Gia Lâm vận động thực hiện “ứng xử đẹp” tại các danh lam, di tích lịch sử

Năm 2022, Hội LHPN huyện Gia Lâm thực hiện điểm mô hình Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu với không gian thực hiện chính là khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan tại xã Dương Xá. Chúng tôi xác định thực hiện thành công mô hình sẽ góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu Hà Nội và khát vọng...

Từ phụ nữ nhập cư đến nghị sĩ Pháp

Từ phụ nữ nhập cư đến nghị sĩ Pháp

Là nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên, bà Stéphanie Đỗ đã viết nên một câu chuyện đầy cảm hứng và kiên định: Không chỉ nỗ lực để thành công trên con đường chính trị của mình mà còn truyền cảm hứng tới nhiều phụ nữ khác để họ tự tin tiến bước trên con đường đã chọn.