Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng

H.A
Chia sẻ

Cây si ro “bén rễ" trên vùng đất nắng Ninh Thuận không chỉ đem lại cho người nông dân mức thu nhập ổn định mà còn tiên phong cho một quá trình khởi nghiệp sáng tạo tại nơi đây.

Sau 4 năm kể từ ngày bén duyên với loài cây lạ, vườn cây si ro của chị Nguyễn Ngọc Uyên Trinh (trú thôn Lương Cang, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) giờ đã có hơn 56 cây trồng ngoài đất cùng với vườn ươm cùng nhiều cây giống, cây trồng chậu đã ra quả và thu về gần 200 triệu/năm. Trải qua nhiều khó khăn trong quá trình trồng trọt và chăm sóc vì là loại cây hiếm thấy, chị Trinh giờ đây đã khởi nghiệp thành công và đưa cây si ro được người dân biết đến rộng rãi hơn.

Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng - 1

Chị Trinh khởi nghiệp thành công từ loài cây si ro và thu về gần 200 triệu/năm.

Theo nhiều tài liệu, si rô có tên khoa học là Carissa carandas. L, thuộc học trúc đào, xuất xứ từ Indonesia, Ấn Độ. Cây thân gỗ, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao từ 2 - 4m, thân và cành có gai nhọn. Cây càng to càng sai quả, quả mọc thành chùm, đầy sức sống, đẹp nhất là thời gian trái đổi màu, từ xanh sang đỏ lợt rồi đỏ sậm, tím đen, trông cực kỳ hấp dẫn. Trái xanh có vị chua, khi chín có vị vừa ngọt, vừa chua, thơm mùi si rô.

Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Sinh Lý Thực vật của Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cộng với xuất thân nhà nông nên chị Trinh luôn ấp ủ được quay trở về quê nhà để tìm kiếm những cơ hội từ chính nông nghiệp nơi đây. Tình cờ biết đến hình ảnh của cây si ro trên mạng xã hội, chị nhận ra tiềm năng kinh tế từ loài cây này. Vậy là hành trình 4 năm bắt đầu, từ việc tìm giống cây, học hỏi cách chăm sóc cho đến thành quả như ngày hôm nay. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng - 2

Quả si ro khi chín có màu đỏ mọng, vị chua nhẹ.

Sau 2 năm phát triển, cây sinh trưởng tốt cho quả sai trĩu và đẹp, đem quả nấu siro thấy uống rất ngon. Chị đã mở rộng trồng cả một vườn si ro với diện tích 1.000m2 đất của gia đình năm 2019. Thế nhưng dịch bệnh ập đến, hơn nữa cây si ro còn là loại cây lạ nên không mấy người biết đến. Vậy là chị Trinh cùng gia đình tự thu quả, nấu thành nước siro để đem tặng mọi người và lấy hạt gieo mới. Nhờ đó mà sản phẩm từ cây si ro cũng được bán chạy hơn.

Bên cạnh kiếm lợi nhuận từ nước siro, chi Trinh cũng biến vườn cây trở thành địa điểm check in thu hút nhiều bạn trẻ. Năm ngoái, chị bắt đầu mở cửa vườn cho tham quan miễn phí, khách đến chụp ảnh và quay video lên mạng xã hội nhiều. Vì thế, sản phẩm cũng được nhiều người biết đến và đắt hàng hơn. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng - 3

Quả si ro sau thu hoạch được chế biến thành thức uống ngon và tốt cho sức khoẻ.

Chỉ tính riêng năm ngoái, chị thu lãi về được 180 triệu đồng. Cây si rô trồng hạt khoảng 2 năm cho quả, còn cây chiết chỉ khoảng 6 tháng là cho thu hoạch. Bình quân một cây si ro trưởng thành cho thu hoạch khoảng 20kg quả trở lên. Bước vào mùa chín rộ, chị mở cửa vườn để đón khách vào tham quan, chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức và mua các sản phẩm chế biến từ quả si ro ngay tại vườn. Chị thu hoạch quả si ro chín bán với giá 50.000 đồng/kg, chế biến nước giải khát đóng chai 500ml với giá 40.000 đồng/chai. Đặc biệt trái si ro có thể lên men để làm rượu, quy trình như một số loại rượu vang khác. Vị rượu vang siro gần giống với vị rượu sim rừng.

Không chỉ ở vùng đất đầy nắng gió Ninh Thuận, cây si ro giờ đây đã được phát triển ở nhiều các tỉnh thành khác. Ông Huỳnh Văn Ràng, 62 tuổi, quê ở ấp Trường Thọ B, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ là hộ nông dân đang sở hữu một vườn si ro trĩu quả. 

Là cựu chiến binh, sau khi nghỉ hưu ông Ràng ban đầu chỉ trồng vài cây si ro để làm cảnh vì thấy cây khá đẹp. Nhưng càng trồng càng thấy cây cho nhiều trái, ông tìm hiểu thì biết đây là loài cây lạ, đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế, có thể dùng ăn tươi, làm gia vị thay chanh, làm mứt, ngâm rượu hoặc nấu si ro.  

Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng - 4

Vốn dễ chăm sóc nên vườn si ro nhà ông Ràng sai trĩu cành.

Từ đó ông có ý tưởng mở rộng diện tích trồng, cho vào chậu để kinh doanh mua bán và trao đổi. 4 năm nay, ông đã đầu tư nhiều công sức để nhân giống bằng cách chiết cành, vô chậu cung cấp cho các vườn hoa kiểng với giá 100.000 – 150.000 đồng/cây loại nhỏ; 200.000 – 300.000 đồng/chậu/loại cây lớn đang cho trái. Bình quân mỗi tháng, ông giao cho khách hàng khoảng 100 cây giống, thu nhập trên 10 triệu đồng. 

Ông Ràng cho biết thêm, cây rất dễ trồng, phát triển mạnh, ít bị sâu bệnh, thích hợp với đất cao ráo. Hằng năm chỉ bón phân 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối vụ. Vì vậy mà cũng không tốn thêm nhiều chi phí chăm sóc. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng - 5

Những con đường si ro đỏ mọng là nơi được nhiều người tìm đến để chụp ảnh.

Bên cạnh việc chế biến thành các các món ăn, đồ uống và làm thuốc chữa bệnh, những vườn si ro chín mọng còn trở thành địa điểm chụp hình sống ảo ưa thích của nhiều bạn trẻ. Vào mùa hè, những hàng cây si rô cao hơn 2 mét trải dài trên những con đường nơi đây đồng loạt ra trái sai trĩu cành. Gốc cây phình to, cành lá sum suê. Trái si rô chín đỏ mọng, nhiều cành còn ra hoa trắng khiến nhiều người phải dừng lại để ngắm nhìn.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Sau 3 năm phát động phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới” đã được triển khai thực hiện rộng khắp, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị và đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia của các tầng lớp phụ nữ cả nước.

Xây dựng môi trường gia đình an toàn cho trẻ em

Xây dựng môi trường gia đình an toàn cho trẻ em

Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em (20/2/1990), luôn khẳng định cam kết bảo vệ trẻ thông qua Hiến pháp, pháp luật và chính sách. Tuy nhiên, thực tế đáng báo động cho thấy bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra. Theo Chương trình Điều tra đa chỉ tiêu (MICS) của UNICEF (2021-2022), hơn 72% trẻ em Việt Nam từ 10-14 tuổi từng chịu bạo...

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ số, truyền thông internet, có tác động lớn tới gia đình, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang đặt ra những cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với vai trò của cha mẹ trong việc giáo...

Nam giới chung tay thúc đẩy bình đẳng giới

Nam giới chung tay thúc đẩy bình đẳng giới

Sự góp mặt của nam giới trong phòng, chống bạo lực, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc đã khích lệ một lối sống yêu thương; đồng thời góp phần hỗ trợ nhiều nam giới khác từng gây ra bạo lực thay đổi nhận thức, hành vi của mình.