Lạ lùng quán “phở nước đục” 4 đời ở Hà Nội, khách xếp hàng dài chờ đến lượt, tự bê và ngồi vỉa hè thưởng thức

Thảo Anh
Chia sẻ

Phở bò Ấu Triệu là địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách phố cổ. Đây là quán phở gia truyền 4 đời, đặc biệt nhất phần nước dùng đục, béo, khá đặc và đậm đà.

Thưởng thức một bát phở bò nóng hổi vào buổi sáng luôn mang lại trải nghiệm, cảm giác khó quên, và "rất Hà Nội". Khoảnh khắc ngồi trước món ăn "quốc hồn quốc túy", khi mùi thơm bốc lên chào đón, mang theo cả vị thơm của quế và gừng, thật sự đặc biệt. Và trong muôn vàn quán phở nổi tiếng tại Hà Nội, có một địa chỉ đảm bảo dân sành ăn không thể bỏ qua, đó là quán phở nằm trên phố Ấu Triệu (Hoàn Kiếm).

Lạ lùng quán “phở nước đục” 4 đời ở Hà Nội, khách xếp hàng dài chờ đến lượt, tự bê và ngồi vỉa hè thưởng thức - 1

Bát phở béo thơm nổi tiếng trên phố Ấu Triệu

Quán phở Ấu Triệu không bảng hiệu nằm bên hông Nhà thờ Lớn, từng giành Michelin Bib Gourmand (quán ngon, giá phải chăng) năm 2023. Chủ quán là bà Phi Nga - cháu nội của ông Tư, chủ thương hiệu phở Tư Lùn nổi danh Hà thành 80 năm qua. Đây là quán phở với công thức nước dùng gia truyền 4 đời, cho hương vị đặc biệt không ở đâu có. 

Ở đây, thực khách có thể thấy rõ nước dùng đục ngầu, béo và đậm vị. Loại nước dùng theo công thức khác biệt đã tồn tại hơn 80 năm, góp phần tạo thương hiệu, và thu hút thực khách cho quán. Nước dùng được ninh lâu từ xương bò và gia vị, cho hương vị vừa mạnh mẽ vừa nhẹ nhàng.

Từng sợi bánh phở hòa quyện với những lát thịt bò mềm, thấm đẫm nước dùng thơm ngon, nóng hổi. Các loại rau gia vị như hành lá, mùi và húng quế làm tăng thêm hương vị, trong khi chanh và ớt mang lại vị cay nồng, thơm. 

Lạ lùng quán “phở nước đục” 4 đời ở Hà Nội, khách xếp hàng dài chờ đến lượt, tự bê và ngồi vỉa hè thưởng thức - 2

Nước dùng chính là phần quan trọng nhất cho một tô phở thơm ngon đặc biệt

Theo bà Nga, nước dùng chính là "linh hồn" của món phở. Bà cho hay làm nước dùng trong không khó, còn để đục, béo, đậm đà như tại Ấu Triệu mới thật sự cần kỹ năng.

Những nguyên liệu không thể thiếu chính là xương bò (tốt nhất là xương tủy), sườn bò hoặc thăn bò (hoặc cả hai). Phần xương được đập hai đầu để tủy ngấm vào nước dùng. Xương bò rửa sạch, cho vào nồi nước lớn, đun sôi rồi vớt bọt hoặc tạp chất nổi lên bề mặt. Sau đó, giảm nhiệt xuống thấp, thêm thịt bò vào nước dùng và đun nhỏ lửa trong 4-5 tiếng.

Lạ lùng quán “phở nước đục” 4 đời ở Hà Nội, khách xếp hàng dài chờ đến lượt, tự bê và ngồi vỉa hè thưởng thức - 3

Mọi nguyên liệu đều được chuẩn bị kỹ lưỡng

Trong nồi nước dùng có thêm gừng nướng, nước mắm nguyên chất ngon. Bánh phở, các loại rau gia vị (hành lá, húng quế, rau mùi) là những thành phần bổ sung không thể thiếu. Trong khi đó, quế, hồi không phải là những phần bắt buộc.

Bánh phở được chần trong một nồi riêng, để ráo nước và chia vào từng bát. Khi phục vụ, thịt bò được thái thành từng miếng mỏng, chần qua nước dùng đang sôi rồi chan nước dùng ngập. Và cuối cùng là hành thái nhỏ và các loại gia vị bổ sung theo ý thích.

Lạ lùng quán “phở nước đục” 4 đời ở Hà Nội, khách xếp hàng dài chờ đến lượt, tự bê và ngồi vỉa hè thưởng thức - 4

Quán lúc nào cũng đông khách, nhất là vào giờ cao điểm sẽ không có chỗ ngồi

Giá phở chín tại quán là 55.000 đồng/bát và phở tái giá 65.000 đồng/bát. Thực khách gọi các bát đặc biệt, theo yêu cầu thì mức giá khác nhau. Không gian quán chỉ chứa khoảng 30 người, giờ cao điểm lúc nào cũng đông kín. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh thực khách xếp hàng dài chờ đợi hay tự tay xếp ghế nhựa, bê phở và ngồi thưởng thức trên vỉa hè. 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

NSƯT Như Huỳnh:  “Tôi là người yêu nghề cháy bỏng”

NSƯT Như Huỳnh: “Tôi là người yêu nghề cháy bỏng”

Cái tên NSƯT Như Huỳnh được báo chí đặc biệt quan tâm đến sau màn hóa thân Thái hậu Dương Vân Nga ấn tượng tại Lễ khai mạc Festival Ninh Bình 2024 diễn ra hồi tháng 11/2024, cùng những phần trình diễn đầy tài năng ở bế mạc Festival này. Qua đó, khán giả biết nhiều hơn về Như Huỳnh và bất ngờ khi cô còn rất trẻ nhưng đã sở hữu loạt thành tích trong mơ đối với cuộc đời của một...

Rộn ràng lễ hội mùa xuân

Rộn ràng lễ hội mùa xuân

Thủ đô Hà Nội luôn khiến mọi người nhớ thương với những nét văn hóa độc đáo riêng có. Đặc biệt, bầu không khí vào những ngày đầu năm mới tại Thủ đô càng thêm sống động và rộn ràng với các lễ hội mùa xuân.

Họa sĩ Chu Nhật Quang: “Đốm lửa” lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ

Họa sĩ Chu Nhật Quang: “Đốm lửa” lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ

Lựa chọn con đường nghệ thuật gắn liền với tranh sơn mài, họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang giống như một “đốm lửa” tuy nhỏ nhưng đang dần tạo sức lan tỏa, thổi bùng lên ngọn lửa, tình yêu với quê hương, đất nước, di sản văn hóa... trong giới trẻ. Và, tranh của Chu Nhật Quang như một chiếc cầu nối, là tiếng nói nghệ thuật giao thoa giữa quá khứ, hiện tại và tương tai.

Tết muộn

Tết muộn

Vợ chồng chị về nội đón Tết trọn vẹn cả tuần. Ngày hôm qua, hai vợ chồng vừa lên thành phố thì chị nhận tin mẹ nhắn: Hết Tết rồi, nhà con bố trí về ngoại một chuyến nhé. Về lúc nào thì báo để mẹ nói bố gói thêm bánh chưng...