Hàng bánh đúc nóng hơn 30 năm ở Hà Nội, nằm trong ngõ sâu mà khách nườm nượp, giá chỉ 20k là full topping

Thảo Anh
Chia sẻ

Dân sành ăn Hà Nội không thể bỏ qua quán bánh đúc nóng trên phố Lê Ngọc Hân với mức giá chỉ 20.000 đồng/suất đầy đủ. 

Bánh đúc nóng Hà Nội là món ăn giản dị, gần gũi mà được nhiều người yêu thích. Bát bánh nóng hổi, thêm nhân thịt mộc nhĩ, chan nước dùng nóng và rắc thêm chút hành khô, hành lá. Món ăn này được coi là một trong những món bánh cổ truyền dân dã và giản dị nhất ở Hà Nội, nhưng cách thưởng thức lại khác nhau tùy theo tín đồ ẩm thực Hà Nội.

Bánh đúc nóng Hà Nội có mặt từ nhà hàng cho đến vỉa hè hay các gánh hàng rong, tùy vào từng tín đồ ẩm thực sẽ chọn cho mình mỗi cách thưởng thức khác nhau. Và nếu bạn là tín đồ ăn vặt thì chắc hẳn đã có lần ghé qua quán bánh đúc bà Nội ở phố Lê Ngọc Hân (Hai Bà Trưng). 

Hàng bánh đúc nóng hơn 30 năm ở Hà Nội, nằm trong ngõ sâu mà khách nườm nượp, giá chỉ 20k là full topping - 1

Bánh đúc nóng là món quà vặt hấp dẫn tại Hà Nội, bất cứ du khách nào cũng tìm tới quán ngon để thưởng thức kể cả trời nóng hay trời lạnh

Quán bánh đúc bà Nội nằm trong con ngõ sâu, khách có thể ngồi ngoài trời hoặc trong nhà. Chủ quán là bà Phạm Thị Nội tay lúc nào cũng thoăn thoắt múc bánh, chan nước, cẩn thận điểm từng lá hành, lá rau thơm. Quán mở cửa từ 8h sáng đến tối. Mỗi bát bánh đúc có giá 20.000 đồng. Giá cả bình dân cũng là lý do quán níu chân nhiều thực khách. 

Bà bán bánh đúc từ hơn 30 năm nay, ngày trước quán nằm ở mặt đường, sau này mới dọn vào trong ngõ. Mỗi ngày bán được bao nhiêu suất bà cũng không đếm xuể, chỉ biết khách đông nườm nượp, có khi phải xếp hàng chờ đến lượt.

Hàng bánh đúc nóng hơn 30 năm ở Hà Nội, nằm trong ngõ sâu mà khách nườm nượp, giá chỉ 20k là full topping - 2

Quán bánh đúc của bà Nội luôn đông khách tới ăn, bà luôn phục chu đáo và chuẩn bị đồ ăn nóng hổi thơm ngon

Bà Nội cho biết, công thức làm bánh được gia đình truyền lại từ xưa. Thành phần chính của bánh từ bột gạo, nấu cho đến khi đặc quánh lại, sền sệt. Nhân bánh làm từ thịt và mộc nhĩ băm nhuyễn rang chín. Nếu bánh đúc nguội chấm tương bần khi ăn sần sật, giòn giòn thì bánh đúc nóng lại được kết hợp nhiều nguyên liệu hơn.

Khi có khách, bà Nội lần lượt cho bánh đã nấu chín, thêm nhân thịt mộc nhĩ, chan nước dùng nóng và rắc hành khô, hành lá. Nước dùng được nấu từ xương và nước mắm chua ngọt, vị thanh. Bánh đúc bà Nội có thêm vài miếng đậu hũ chiên giòn. Bánh dẻo, quyện với cái béo ngậy của nhân thịt, mộc nhĩ, thơm dịu của hành lá.

Hàng bánh đúc nóng hơn 30 năm ở Hà Nội, nằm trong ngõ sâu mà khách nườm nượp, giá chỉ 20k là full topping - 3

Quầy bếp chế biến luôn được bà Nội chăm chút tỉ mỉ với từng nguyên liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng

Với hơn 30 năm, bánh đúc bà Nội đã trở thành hương vị gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Nhiều thực khách đã lui tới quán bà Nội vài chục năm qua. Theo thời gian, dù có chút biến tấu, thêm nhiều thịt, gia vị và đậu phụ, nhưng món ăn vẫn giữ vị truyền thống hàng chục năm qua.

Hiện quán không chỉ bán bánh đúc, để phục vụ nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách, bà Nội bán thêm các món như bún ốc chuối đậu, bánh đa trộn, bún riêu, miến… Hãy tới ngay địa chỉ trên phố Lê Ngọc Hân để nếm thử những món ăn dân dã, thơm ngon giữa lòng Thủ đô. 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Nhà khoa học nữ và những bài học quý

Nhà khoa học nữ và những bài học quý

Giáo sư Susan Solomon (Mỹ) không chỉ là một nhà khoa học xuất sắc mà còn là một tấm gương sáng về tinh thần kiên trì, tư duy cởi mở và lòng nhiệt huyết với khoa học. Bà đã chia sẻ những trải nghiệm quý báu, mang đến những bài học ý nghĩa cho các nhà khoa học, đặc biệt là phụ nữ trên hành trình chinh phục tri thức.

Để mỗi ngày đều là ngày tình yêu

Để mỗi ngày đều là ngày tình yêu

Nhân ngày Valentine, phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã trao đổi với chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam xoay quanh chủ đề tình yêu, yêu đẹp và cách cha mẹ có thể giúp con có tình yêu đẹp...

Khám phá phong tục cưới hỏi độc đáo của đồng bào Ê Đê, có hẳn lễ rước rể về nhà nàng, nhà trai được đặc quyền thách cưới

Khám phá phong tục cưới hỏi độc đáo của đồng bào Ê Đê, có hẳn lễ rước rể về nhà nàng, nhà trai được đặc quyền thách cưới

Lễ cưới của người Ê Đê rất đặc biệt, trải qua nhiều nghi thức khác nhau trước khi cả hai về sống chung trong một gia đình. Trong số đó, phải kể đến nghi thức "gửi dâu" và "rước rể" với các lễ nghi độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng biết.

“Cha truyền, con nối” giữ nghề truyền thống

“Cha truyền, con nối” giữ nghề truyền thống

Hà Nội là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước. Về với nhiều làng nghề của Hà Nội hôm nay, trong gió xuân, khí xuân phơi phới, có thể cảm nhận được tình yêu nghề, mong muốn gìn giữ giá trị văn hóa nghệ truyền thống trong từng nghệ nhân.

Tặng quà Valentine cho người thương

Tặng quà Valentine cho người thương

Dịp Lễ tình nhân (Valentine) 14/2 năm nay, thị trường quà tặng đã trở nên sôi động. Hãy cùng tham khảo những ý tưởng, gợi ý tặng quà ý nghĩa dịp lễ này nhé!