Duy trì thường xuyên kênh liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh để tránh “sập bẫy” lừa đảo

HOÀNG ANH (TỔNG HỢP)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gần đây, xuất hiện tình trạng kẻ xấu tiếp cận học sinh đang đứng đợi người thân đến đón ở cổng trường và nói với các em là ba/mẹ bị tai nạn, hiện đang cấp cứu, tự nhận là bạn ba/mẹ đến đón con, đưa giúp con đến bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh, trước thực trạng trên, ngày 29/3, Công an TP Hà Nội đã có khuyến cáo, để người dân nâng cao cảnh giác, tránh "sập bẫy" lừa đảo của các đối tượng.

Sự việc xảy ra vào trưa 24/3, nam sinh lớp 12 của Trường Trung học Phổ thông Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) đứng chờ người thân đến đón ở cổng trường, một người đàn ông chạy xe máy đến nói: "Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện. Chú là bạn của ba con". Vì ba của nam sinh này đã mất, em chạy vào Phòng Giám thị báo cáo sự việc. Khi giám thị và bảo vệ Trường Trung học Phổ thông Phú Nhuận ra cổng trường, người đàn ông kia đã rời khỏi hiện trường.

Duy trì thường xuyên kênh liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh để tránh “sập bẫy” lừa đảo - 1

Ảnh minh họa INT

Trước đó, tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mạo danh nhà trường hoặc bệnh viện thông báo học sinh bị tai nạn, đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp để cứu con. Lợi dụng tâm lý lo lắng, rối bời, lúc này các đối tượng yêu cầu phụ huynh nhanh chóng gửi tiền nộp viện phí để bác sĩ phẫu thuật...

Theo Công an thành phố Hà Nội, sự việc trên cho thấy các đối tượng xấu đang không từ một thủ đoạn nào để thực hiện hành vi lừa đảo. Ở "chiêu" lừa đảo mới này, đối tượng nhằm vào các học sinh, là những đứa trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, non nớt, ngây thơ, dễ tin người. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức đề cao cảnh giác cho con em mình. 

Công an thành phố Hà Nội đề nghị Ban Giám hiệu các trường cần thông tin đến tất cả lớp học về trường hợp lừa đảo trên để học sinh cảnh giác; đồng thời duy trì thường xuyên kênh liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh để kịp thời trao đổi thông tin khi cần thiết.

Công an thành phố Hà Nội lưu ý các bậc phụ huynh không nên cho con em mang nhiều tiền hoặc vật dụng đắt tiền đi học bởi đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất an toàn cho con, em mình. Tới đây, Công an thành phố sẽ phối hợp các nhà trường tổ chức tập huấn cho học sinh về cách đối phó với các trường hợp nguy hiểm, đột xuất; chủ động phối hợp cùng nhà trường giúp các em tự bảo vệ mình trước mọi hành vi lừa đảo.

Nguồn: https://baophunuthudo.vn/kinh-te-xa-hoi/duy-tri-thuong-xuyen-kenh-lien-lac-giua-nha-truong-va-phu-hu...
Chia sẻ

HOÀNG ANH (TỔNG HỢP)

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.