Chế độ bảo hiểm khi gặp tai nạn lao động?

Luật sư Trần Thu Thủy
Chia sẻ

Câu hỏi: Tôi tham gia đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện, khi gặp tai nạn lao động thì mức hưởng bảo hiểm như thế nào?                 (Một bạn đọc của báo)

Chế độ bảo hiểm khi gặp tai nạn lao động? - 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

Điểm c, khoản 1, Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP ngày 01/11/2024 quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo Hợp đồng lao động.

Điều 7, khoản 1, điểm B

“c) Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điểm b khoản này là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

d) Trợ cấp tai nạn lao động một lần quy định tại khoản này được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp một lần= Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện =  {3 + (m-5%) x 0,3} x Lmin + {0,5 + (t-1) x 0,3} x Lmin

Trong đó:

Lmin: Tháng lương tối thiểu vùng IV tại thời điểm hưởng trợ cấp.

m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 100).

t: Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Khi tham gia gói bảo hiểm xã hội tự nguyện, thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được cũng được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP ngày 01/11/2024:

“2. Thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;

b) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đau do tai nạn lao động;

c) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động...”.

Về phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định cụ thể tại Điều 11, Nghị định 143/2024/NĐ-CP ngày 01/11/2024

“Điều 11. Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:

a) Đóng 06 tháng một lần;

b) Đóng 12 tháng một lần.

2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.

3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;

b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.

4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.

...”

Người lao động thực hiện thủ tục tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Nhà nước khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm phù hợp với công việc và điều kiện làm việc của mình bằng cách hỗ trợ một phần tiền khi tham gia bảo hiểm:

“Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

1. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:

a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;

b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;

c) Bằng 10% đối với người lao động khác.”

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí tùy từng đối tượng tham gia bảo hiểm thuộc hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ 25%, 30%...

Chia sẻ

Luật sư Trần Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Từng là nạn nhân của một vụ bạo lực tình dục kinh hoàng, bà Gisèle Pélicot - 72 tuổi đã trở thành biểu tượng nữ quyền của Pháp. Cuộc chiến đấu của bà, từ bỏ quyền ẩn danh để đứng trước công lý không chỉ là một tuyên ngôn về sự dũng cảm, mà còn là lời kêu gọi thay đổi sâu sắc về cách xã hội Pháp đối mặt với vấn nạn bạo lực tình dục.

GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính: Dành trọn tâm huyết cho bảo tồn di tích, kiến trúc Thủ đô

GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính: Dành trọn tâm huyết cho bảo tồn di tích, kiến trúc Thủ đô

Là một người con của Hà Nội, gần 50 năm qua, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đã dành trọn thời gian, tâm sức để nghiên cứu việc trùng tu, phục dựng, bảo tồn di tích, di sản, những kiến trúc cổ… trên cả nước và tại Thủ đô. Cũng vì lẽ đó, bạn bè và đồng nghiệp gọi ông là “hiệp sĩ của những di tích kiến trúc”, mặc dù ông khiêm tốn không nhận về mình danh xưng này.