Chăm sóc đào, quất sau Tết để năm sau... chơi lại

TUỆ MẪN
Chia sẻ

Đào và quất là những cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn chơi trong dịp Tết, rồi sau Tết, phần lớn mọi người thường bỏ cây quất, cây đào. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc, các gia đình có thể tận dụng đào quất năm nay để chơi lại vào năm sau vừa đẹp lại tiết kiệm chi phí.

Cách chăm sóc đào

Theo các hộ trồng đào, sau Tết, đào cần được đem đi trồng luôn để đảm bảo cây còn tươi, không héo, chậm nhất là khoảng 15 tháng Giêng âm lịch. Khi trồng cây lưu ý chỉ lấp đất vừa ngang cổ rễ, sau đó nêm nhẹ đất từ xung quanh dồn cho chặt và tưới nhiều nước. Người chơi đào có thể để đào trong chậu cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3 - 4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ. Bón phân cho cây đào là việc cần làm do thời gian trong Tết cây đã dành chất dinh dưỡng để ra hoa nên sau Tết cây cần được “tiếp thêm” chất dinh dưỡng. Để năm sau, đào sẽ ra nhiều nụ đẹp đúng dịp Tết cũng như có tán, thế đẹp thì người trồng nên tạo tán liên tục 5 -7 ngày/lần (tùy trạng thái từng cây) bằng cách kết hợp uốn và buộc các cành nhỏ lại với nhau hoặc tạo khung theo các vị trí đã định và tiến hành cắt tỉa loại bỏ những cành cũ, những cành ngoài ý muốn… Thao tác cắt tỉa cành cần thực hiện dứt khoát để tránh làm dập nát, gây tổn thương cho cây, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, sức khỏe và thẩm mỹ của cây. Người trồng cũng cần chú ý kiểm soát sâu bệnh cho cây.

Chăm sóc đào thế nào để hoa nở đúng dịp Tết tiếp theo cũng là thắc mắc của nhiều người khi trồng lại đào. Để đào ra hoa đúng dịp Tết thì phải thường xuyên theo dõi thời tiết để chăm tỉa cây cành. Ví dụ thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn. Đến tháng 4, tháng 5 âm lịch sẽ tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc để nuôi cành trên, tiếp đó tháng 7, tháng 8 âm lịch cắt những cành cao quá, bấm tỉa bớt cho đều tán. Khoảng cuối tháng 11 âm lịch thì tuốt hết lá để cho cây ra nụ hoa và lộc non sẵn sàng.

Chăm sóc đào, quất sau Tết để năm sau... chơi lại - 1

Cách chăm sóc quất

Sau Tết, người chơi cần đem quất ra khỏi chậu và trồng lại sang chậu mới. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí nhưng cũng phải đủ ẩm để cây có điều kiện hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng tốt hơn. Lưu ý tránh những nơi ứ đọng nước khiến việc rễ cây có thể bị thối hỏng. Thêm nữa, theo kinh nghiệm của Nghệ nhân cây cảnh Lại Văn Thân (Nam Định), trước đó, hãy ngắt hết tất cả các quả trên cây (nếu còn) và bỏ khoảng 1/2 lượng lá trên cây để hạn chế nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước của cây khi rễ chưa kịp phát triển có thể bám chắc vào đất ở môi trường mới. Trước khi đảo quất từ đất ngoài vào chậu mới, nên tưới đủ ẩm quanh gốc cây, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh. Tiếp đó, sau 5 -7 ngày kể từ lúc trồng lại cây thì tiến hành xới nhẹ đất quanh gốc cây, đánh tơi xốp đất xung quanh cây quất rồi bón phân quanh gốc.

Từ tháng 6 âm lịch trở đi bắt đầu bón phân nhiều hơn cho cây để cây đủ dinh dưỡng ra hoa, kết trái, chín vào dịp Tết là vừa. Nhiều cây quất khi mua ngày Tết đã có sẵn dáng cây khá đẹp, vừa ý gia chủ, nên sau khi trồng lại, chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn gàng. Nếu không thích thế của cây quất, có thể chăm sóc tới khi cây phát triển tốt rồi sau đó cắt tỉa để tạo thế cây mới đúng mong muốn của mình. Ngoài ra, khi cắt tỉa hay tạo thế cho cây, chú ý phải dùng dụng cụ chuyện dụng (dao, kéo) để tránh làm hỏng cành. Định kỳ khoảng 10 -15 ngày (tùy trạng thái từng cây) nên tỉa lá, cắt cành hoặc uốn cành một lần. Việc tỉa cành cũng giúp cây đón được nhiều ánh sáng, tập trung chất dinh dưỡng, kích thích lá mọc nhiều hơn, hoa nở nhiều hơn và đậu quả cho dịp Tết năm sau. Khi tưới cây hàng ngày cần quan sát toàn bộ cây để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chia sẻ

TUỆ MẪN

Tin cùng chuyên mục

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Hăng say với hoạt động hiến máu tình nguyện suốt 6 năm qua, Trương Thảo Linh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia. Cô gái trẻ vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người cựu chiến binh may mắn sống sót trở về vẫn luôn canh cánh nỗi lòng, ước nguyện đi tìm đồng đội đã gửi xương máu lại chiến trường. Suốt phần đời còn lại, họ dành thời gian, công sức, tiền bạc để tìm về chiến trường xưa, mong có thể đưa những đồng đội cũ về quê hương đất mẹ yêu dấu…

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Từng là nạn nhân của một vụ bạo lực tình dục kinh hoàng, bà Gisèle Pélicot - 72 tuổi đã trở thành biểu tượng nữ quyền của Pháp. Cuộc chiến đấu của bà, từ bỏ quyền ẩn danh để đứng trước công lý không chỉ là một tuyên ngôn về sự dũng cảm, mà còn là lời kêu gọi thay đổi sâu sắc về cách xã hội Pháp đối mặt với vấn nạn bạo lực tình dục.