Ăn cơm nóng dễ tăng cân hơn cơm nguội? Cách ăn cơm để không bao giờ béo phì như người Nhật

Sol
Chia sẻ

Bạn có biết rằng ăn cơm nguội có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn so với cơm nóng? Nghiên cứu cho thấy, cơm nguội chứa gấp 2,5 lần tinh bột kháng, giúp no lâu và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nhưng người Nhật còn có bí quyết tuyệt vời hơn để ăn cơm thường xuyên mà vẫn duy trì vóc dáng thon gọn.

Gạo trắng có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nó luôn bị mang tiếng gây tăng cân. Đó là lý do tại sao nhiều người lan truyền một mẹo nhằm giảm lượng calo và carbohydrate trong gạo trắng đó là ăn cơm nguội thay vì cơm nóng. Thậm chí, có lời đồn rằng "người Nhật ăn cơm không béo vì ăn nguội". 

Ăn cơm nguội có ít calo hơn cơm nóng?

Cơm nóng có lượng calo cao hơn cơm nguội một chút nhưng nhìn chung mức chênh lệch không lớn. Lý do nhiều người cho rằng cơm nguội giảm cân hơn ăn cơm nóng có liên quan đến sự chuyển hóa và hấp thu tinh bột ở trạng thái thức ăn nóng hoặc lạnh. Bởi vì tinh bột trong cơm nóng dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Sau khi cơm trắng nguội, một phần tinh bột sẽ chuyển thành tinh bột kháng, khó tiêu hóa hơn. 

Tinh bột kháng là một loại carbohydrate không tiêu hóa được tại ruột non và hoạt động tương tự chất xơ. Loại tinh bột này cung cấp lượng calo thấp hơn tinh bột thông thường nên được xem là có tác dụng giảm cân. Điều này có nghĩa là tinh bột kháng hoạt động như một chất xơ ăn kiêng. Ngoài việc nuôi dưỡng các vi khuẩn trong ruột, tinh bột kháng còn làm chậm quá trình sản xuất và hấp thụ đường, nghĩa là chúng không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như các loại tinh bột khác.

Ăn cơm nóng dễ tăng cân hơn cơm nguội? Cách ăn cơm để không bao giờ béo phì như người Nhật - 1

Cơm nguội ít calo hơn cơm nóng một chút nhưng nó có nhiều tinh bột kháng hơn, có tác dụng như chất xơ giúp no lâu.

Làm nguội cơm chín sẽ làm tăng nhiều tinh bột kháng hơn?

Các chuyên gia cho biết việc làm nguội và hâm nóng cơm sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột kháng. Nấu thức ăn thường phá hủy tinh bột kháng tự nhiên. Nếu bạn ăn cơm mới nấu ngay, cơ thể có thể phân hủy hoàn toàn các loại tinh bột này và sử dụng tất cả carbohydrate, điều này sẽ làm tăng lượng đường trong máu. 

Nhưng khi để nguội, đặc biệt là ở nhiệt độ lạnh hơn, tinh bột kháng có thể tái tạo trong một số loại thực phẩm. Tinh bột kháng được tạo ra lúc này có khả năng chịu nhiệt tốt hơn tinh bột kháng ban đầu, do đó, việc hâm nóng lại thường không phá hủy nó.

Trong một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu ở Indonesia đã so sánh hàm lượng tinh bột kháng trong gạo trắng mới nấu với gạo trắng đã nấu được làm lạnh ở nhiệt độ 4 độ C (39 độ F) trong 24 giờ rồi hâm nóng lại. Gạo hâm nóng lại có

Ăn cơm nóng dễ tăng cân hơn cơm nguội? Cách ăn cơm để không bao giờ béo phì như người Nhật - 2

Cơm nóng để nguội sau đó hâm nóng lại có hàm lượng tinh bột kháng cao hơn khoảng hai lần rưỡi so với cơm mới nấu.

Dẫu vậy, việc ăn cơm nguội hâm nóng lại không phải là cách duy nhất để hỗ trợ chị em giảm cân. Lý do người Nhật dù ngày ăn cơm 3 bữa vẫn gầy có liên quan đến những thói quen sau.

Người Nhật thêm 2 thứ vào cơm để không béo phì

Người dân xứ sở hoa anh đào có một cách để ăn cơm mà không bép đó là thêm lúa mạch hoặc yến mạch vào gạo trắng để nấu cơm. Ngay cả Nhật hoàng cũng có thói quen ăn cơm trộn với lúa mạch. Bằng cách này, bạn có thể hấp thụ chất xơ hòa tan trong nước, cung cấp chất dinh dưỡng cho các loại vi khuẩn đường ruột khác nhau, đồng thời làm chậm tốc độ hấp thu đường và ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu, giảm cơn đói. 

Ăn cơm nóng dễ tăng cân hơn cơm nguội? Cách ăn cơm để không bao giờ béo phì như người Nhật - 3

Người Nhật thường cho thêm yến mạch hoặc lúa mạch vào cơm để tăng chất xơ, giúp no lâu, giảm cơn đói.

Lúa mạch rất giàu chất xơ hòa tan như beta-glucan, vì vậy, giữ cho quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi, hỗ trợ đắc lực cho việc giảm cân.

Còn yến mạch cũng là thực phẩm lành mạnh được nhiều người lựa chọn trong chế độ ăn giảm cân. Yến mạch chứa nhiều dinh dưỡng như: chất xơ, vitamin, khoáng chất nhưng rất ít đường, tương đối ít chất béo và calo.  Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu, với tỷ lệ khoảng 55% chất xơ hòa tan và 45% chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có ở lớp vỏ cám bên ngoài, chúng hút nước, tạo ra chất đặc giống như gel trong hệ thống tiêu hóa, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Chia sẻ

Sol

Tin cùng chuyên mục