Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Bài và ảnh: Trâm Anh
Chia sẻ

Để hỗ trợ cho các hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng một số nguồn vốn uy tín để tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho chị em, giúp các gia đình hội viên phụ nữ có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đòn bẩy để chị em nỗ lực vươn lên

Khoảng 10 năm trước đây, vợ chồng chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1980), hội viên Chi hội Phụ nữ xóm 5, thôn Đông Lao, xã Đông La huyện Hoài Đức. không có công ăn việc làm ổn định, chồng chị bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thường xuyên phải đi bệnh viện và chi phí thuốc men rất tốn kém.

Biết tới vốn vay ưu đãi mà Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác, chị Huệ mạnh dạn vay 50 triệu để đầu tư cây giống, thuê đất trồng ổi Di Trạch, bưởi Diễn, xen kẽ là các loại cây và nuôi gia súc, gia cầm… Từ sự giúp đỡ ban đầu của tổ chức Hội, cùng sự chịu khó, cần cù của cả hai vợ chồng, đến nay, vườn bưởi, ổi của gia đình chị Huệ đang có tổng diện tích 8 sào với khoảng 30 gốc bưởi Diễn và 200 gốc ổi Di Trạch. Ngoài ra, chị còn trồng thêm cà chua, nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện thêm thu nhập. Ổi là loại cây ăn quả mang lại thu nhập chính cho gia đình chị Huệ, vào chính vụ lúc ổi ngon, giòn nhất, chị Huệ bán được 50 - 70kg/ngày.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế - 1

Hội LHPN Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024 cho các cán bộ Hội.

Là một trong những đối tượng được hỗ trợ vay vốn NHCSXH, chị Trần Thị Thực ở xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện khó khăn về kinh tế, thiếu vốn sản xuất. Khoảng 8 năm trước, tôi được Hội LHPN xã Xuy Xá giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi 30 triệu đồng thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Khi có vốn, tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, vịt, sản xuất lúa. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước. Mức thu nhập bình quân của gia đình tôi hiện đạt trên 100 triệu đồng/năm”.

Bên cạnh việc giúp đỡ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, Hội LHPN xã Xuy Xá còn hỗ trợ cho hội viên có điều kiện khởi nghiệp, kinh doanh thông qua vay vốn tín dụng chính sách. Chị Nguyễn Thị Trang ở thôn Tân Độ cho biết: “Lúc trước, tôi rất muốn thực hiện một mô hình để phát triển kinh tế nhưng không thực hiện được, một phần cũng do thiếu vốn. Sau khi được Hội LHPN xã đến tuyên truyền và giúp đỡ cho tôi được vay vốn ưu đãi tôi thấy cũng rất tiện lợi và mạnh dạn đăng ký vay 60 triệu đồng. Có vốn, tôi đầu tư mua máy may công nghiệp để mở xưởng may. Hiện tại, xưởng của tôi có gần 10 công nhân may lành nghề thu nhập từ 4 - 7 triệu đồng/tháng/người”. Ngoài ra, Hội LHPN xã còn vận động hội viên tham gia vay vốn thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng để tạo thêm nguồn vốn cho vay.

Từ hộ may nhỏ, sau khi được vay vốn ưu đãi tín chấp từ Hội LHPN, chị Hoàng Thị Hường, thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai cũng đã đầu tư mua máy móc, mở xưởng may tại nhà. Hiện nay, xưởng may của chị Hường đang phát triển tốt, tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương với mức lương từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế - 2

Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội thăm Mô hình trồng bưởi, ổi của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ.

Theo số liệu báo cáo của Hội LHPN huyện Thanh Oai, các cấp Hội LHPN huyện đã quản lý tổng số các nguồn vốn là trên 416 tỷ 500 triệu đồng cho trên 7.300 người vay. Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Oai Nguyễn Thúy Mai cho biết từ những nguồn vốn vay ưu đãi đó đã hỗ trợ cho 105 hộ thoát nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo bằng các hoạt động cho tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giới thiệu việc làm, giúp đỡ ngày công, con giống, tập huấn kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chị em hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Qua đánh giá hoạt động phối hợp cho vay qua tổ vay vốn là kênh dẫn vốn hiệu quả, tạo điều kiện cho hộ vay được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Đẩy mạnh phổ biến kiến thức quản lý tài chính hiệu quả cho phụ nữ

Được ví như “cánh tay nối dài” trong truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng địa chỉ, trong những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH NN&PTNT, Ngân hàng quan tâm hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế cho chị em, từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng giới.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN thành phố Hà Nội, từ nguồn vốn đã hỗ trợ các hộ vay để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, qua đó hạn chế được tình trạng cho vay lãi nặng, tín dụng đen ở địa bàn nông thôn; tạo điều kiện xây dựng và củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, tập hợp và phát triển hội viên…

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế - 3

Tại huyện Thanh Trì, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên được quan tâm, giới thiệu vay các nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Đặc biệt, tại những địa phương còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách xã hội có vị trí quan trọng trong việc góp phần nâng cao vị thế của chị em phụ nữ đối với xã hội, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Có thể nói, thông qua sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN thành phố Hà Nội ngày càng nhiều các mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ được thành lập. Các mô hình phát triển kinh tế do Hội Phụ nữ đảm nhận đã góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, duy trì các làng nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình bền vững, nâng cao đời sống hội viên phụ nữ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cũng cho biết, từ nay đến hết năm 2024, Hội LHPN các huyện, thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để hội viên hiểu rõ các chính sách ưu đãi của ngân hàng; phối hợp các chi nhánh tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của tổ chức Hội, các tổ vay vốn và hộ vay vốn; đồng thời, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ vay vốn; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề cho hội viên; hướng dẫn hội viên sử dụng vốn đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Trâm Anh

Tin cùng chuyên mục

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” nhằm hướng tới xây dựng một Thủ đô Hà Nội không những hiện đại mà còn gắn liền với giá trị bền vững và thân thiện với môi trường. Chung tay cùng các cấp ngành, đoàn thể, mỗi gia đình, cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư đang tích cực chung tay hành động từ những việc làm nhỏ nhất để đóng góp vào việc xây dựng một...

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024, đồng thời là một trong 100 Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng tại quê hương Bác Hồ, chị Trần Thị Vân Khánh - chuyên viên cắt mẫu, phòng Kỹ thuật mẫu, Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang (quận Hà Đông, TP Hà Nội) “bật mí” rằng, chỉ cần cố gắng hết mình, tận hiến với công việc, với đam mê nghề nghiệp thì sẽ phát huy được khả...

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy (65 tuổi, sống tại tổ dân phố 12 phường Đức Giang, quận Long Biên) từng là Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ phó Tổ dân phố 12. Nay bà là đội trưởng đội văn nghệ TDP 12. Năm 2024, khi quận Long Biên triển khai chủ đề “Năm hành động vì cảnh quan môi trường đô thị và chuyển đổi số”, bà Thủy trở thành nòng cốt của TDP. Hình ảnh bà mang theo máy tính, điện thoại...

Bà Nhàn “biết tuốt”

Bà Nhàn “biết tuốt”

23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Tại Hà Nội, nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản đã được triển khai. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển, góp...

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Đội ngũ nữ doanh nhân, phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển cả về lượng và chất, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm… Những thành quả ấy đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô, cho thấy sự đúng đắn trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao...

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Để hỗ trợ những gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có “mái ấm” khang trang, sạch đẹp, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã phát huy nội lực, tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để xây, sửa hàng trăm mái ấm tình thương. Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành...

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.