Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 28/3/2023, tại huyện Ứng Hòa, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng”.

Đây là hội thảo thứ 3 do Hội LHPN Hà Nội tổ chức, nằm trong chương trình hợp tác triển khai dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái” giữa Hội và tổ chức Plan International Việt Nam. Ứng Hòa là 1 trong 5 quận, huyện được chọn triển khai Dự án trên địa bàn Thành phố.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em - 1

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Chủ trì hội thảo là bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội. Ngoài ra,  Hội thảo còn có sự tham dự của ông Trần Minh Quang, đại diện tổ chức Plan International Việt Nam; ông Nguyễn Chí Viễn, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND Huyện; bà Phạm Thúy Hòa, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hòa…

Tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em còn cao

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam và thành phố Hà Nội đang nỗ lực triển khai các giải pháp thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ... Tuy nhiên, thực tế vẫn đang ghi nhận nhiều vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em.  Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.009 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn 3.600 trẻ em gái, chiếm 89,8%. Trên địa bàn Hà Nội, trong 3 năm 2019-2021 có 387 vụ bạo lực gia đình. Báo cáo của TAND TP Hà Nội trong 3 năm 2019-2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã xét xử 315 vụ xâm hại 359 trẻ em.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em - 2

Thượng úy Nguyễn Phương Thảo, Công an huyện Ứng Hòa chia sẻ về tình hình tội phạm liện quan đến phụ nữ và trẻ em trên địa bàn huyện cũng như vai trò của cơ quan công an trong tham gia quyết vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em

Tại địa bàn huyện Ứng Hòa, theo Thượng úy Nguyễn Phương Thảo, Công an huyện, tình hình tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em cũng đang có dấu hiệu gia tăng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trong các năm. Điển hình như năm 2022, cơ quan công an đã tiếp nhận 3 tin báo tố giác tội phạm, trong đó 1 tin báo về hành vi giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, nạn nhân là phụ nữ, đã khởi tố vụ án, khởi tố 1 bị can; 1 tin báo về hành vi hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình, nạn nhân nữ đã đủ 16 tuổi; 1 tin báo về hành vi de dọa giết người, nạn nhân là phụ nữ; Năm 2023, cơ quan công an cũng đã tiếp nhận 1 tin báo tố giác tội phạm về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, cơ quan công an cũng đã tiếp nhận rất nhiều phản ánh và trình báo, đặc biệt là của phụ nữ về tình trạng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Và những nỗ lực của tổ chức Hội và các ban, ngành

Theo chị Nguyễn Thị Yến, Chủ tịch Hội LHPN xã Phương Tú, tình trạng xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhiều người còn thờ ơ, hoặc không nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề bạo lực, xâm hại, quấy rối phụ nữ, trẻ em nơi công cộng nên thường im lặng. Cùng với đó là tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại khiến một bộ phận nam giới tự cho mình quyền bạo hành phụ nữ. Một số địa điểm công cộng còn không đảm bảo đảm an toàn khiến phụ nữ, trẻ em gái có nguy cơ bị xâm hại…

Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em - 3

Quang cảnh hội thảo

Từ góc độ của tổ chức Hội, chị Yến đề xuất các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, thúc đẩy, thực thi các chính sách nhằm tạo ra môi trường an toàn, bình đẳng – nhất là cho phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực, hoạt động nơi công cộng.

 Về phía tổ chức Hội, theo chị, cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, hàng năm tổ chức các hội nghị truyền thông, trong đó chú trọng đến các chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái trên các lĩnh vực gắn với thực hiện Cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” mà Hội phát động trong nhiều năm qua.Đặc biệt tuyên truyền cho phụ nữ và trẻ em đặc biệt là trẻ em gái biết được mình là đối tượng chịu ảnh hưởng bị xâm hại, nhưng cũng là nhân tố tích cực có thể tạo dựng môi trường xã hội an toàn nơi công cộng. Vì thế, cần phát huy vai trò của mình trong việc xác định các yếu tố có nguy cơ mất an toàn và có những hành động cụ thể để tham gia bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bên cạnh đó, Hội cần tiếp tục duy trì các mô hình liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái như mô hình câu lạc bộ "Gia đình văn minh hạnh phúc", CLB "Gia đình phòng chống tệ nạn xã hội", “CLB Gia đình với pháp luật”, Đặc biệt, mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” do Hội PN thành lập có địa chỉ tại nhà các Chi hội trưởng đã kịp thời hỗ trợ các trường hợp trẻ em, phụ nữ, đối tượng yếu thế bị bạo hành, xâm hại; tư vấn, giải quyết các mâu thuẫn, bất hòa trong hôn nhân gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo hành có nơi tạm lánh và đề xuất can thiệp bằng nghiệp vụ, pháp lý cho các đối tượng. 

Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em - 4

Chị Đinh Thị Nhàn, Chủ tịch Hội LHPN xã Liên Bạt chia sẻ về hoạt động Hội tham gia công tác phòng ngừa, xâm hại phụ nữ, trẻ em

Liên Bạt là xã được huyện Ứng Hòa chọn làm điểm của huyện trong thực hiện dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái”. Theo chị Đinh Thị Nhàn, Chủ tịch Hội LHPN xã Liên Bạt, đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em nơi công cộng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm đúng mực. Từ nhận thức đó, thời gian qua, Hội đã tổ chức hoạt động cho trẻ em đánh giá các tiêu chí an toàn và không an toàn tại nhiều địa điểm công cộng, tổ chức hội nghị để trẻ em đưa ra đề xuất đảm bảo môi trường sống an toàn, thân thiện cùng nhiều hoạt động khác; tích cực trong công tác tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể để qua đó tìm các giải pháp an toàn cho phụ nữ và trẻ em nơi công cộng. Và còn nhiều hoạt động khác nữa.

 Tại  Hội thảo, đại diện các cơ quan, ban, ngành đặc biệt là Cơ quan công an, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng GD-ĐT huyện Ứng Hòa... cũng đã chia sẻ về các hoạt động đã triển khai trong phòng ngừa, ứng phó xâm hại phụ nữ, trẻ em; chia sẻ khó khăn, đề xuất giải pháp tháo gỡ, trong đó nổi bật là đề nghị tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động phối kết hợp với tổ chức Hội Phụ nữ trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tham gia phát hiện, xử lý các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em khi xảy ra trên địa bàn.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em - 5

Phát biểu kết luận Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành, nỗ lực của các cấp Hội LHPN huyện Ứng Hòa trong công tác chăm lo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, đến nay, “Thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái” được Hội và tổ chức Plan International Việt Nam chọn triển khai tại huyện Ứng Hòa  đã cho thấy hiệu quả, rõ rệt nhất là Dự án đã tạo được sự lan tỏa, cộng hưởng trong cộng đồng, huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, thu hút sự tham gia của nam giới, người cao tuổi và đông đảo Nhân dân…

Tuy nhiên, qua các ý kiến tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cũng đề nghị cần nhìn nhận thẳng thắn trong một số vụ việc, tổ chức Hội và cơ quan liên quan cần phát hiện và vào cuộc kịp thời hơn nữa; nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống xâm hại, bạo lực giữa các đối tượng phụ nữ hiện chưa đồng đều. Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị Hội LHPN huyện Ứng Hòa cần tích cực hơn nữa trong triển khai các hoạt động; chủ động phát hiện các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai thành các đề án, chính sách của địa phương…

Nguồn: https://baophunuthudo.vn/hoi-va-cuoc-song/phat-huy-vai-tro-cua-to-chuc-hoi-trong-phong-chong-xam-hai...
Chia sẻ

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các...

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...