Để người cao tuổi tự tin cống hiến

Bài và ảnh: Hoàng Lan
Chia sẻ

“Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng và chính người cao tuổi về vai trò của người cao tuổi. Người cao tuổi phải gắn với hình ảnh tự tin, tự chủ, từng trải, hiểu biết thay vì là những người yếu thế, cô đơn, sức khỏe yếu... Có như vậy, người cao tuổi mới tự tin tiếp tục cống hiến, phát huy vai trò trong xây dựng Đảng, chính quyền, địa phương”.

Đó là phát biểu của bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, trưởng đoàn giám sát liên ngành của Thành phố trong các buổi giám sát việc thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ và quận Hai Bà Trưng vừa qua.

Giúp người cao tuổi nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

Tại huyện Phúc Thọ, theo ông Kiều Trọng Sỹ, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ: Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực để thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện nói chung và thực hiện chính sách pháp luật cho phụ nữ cao tuổi nói riêng.

Toàn huyện có trên 34.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, số người cao tuổi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt khoảng 97%. Số người cao tuổi được khám định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại các xã, thị trấn nơi cư trú là trên 20.000 người. Trên địa bàn huyện thành lập được 179 câu lạc bộ thể dục, văn hóa, văn nghệ cho người cao tuổi với 5.251 người cao tuổi; 11 câu lạc bộ liên thế hệ với 606 người cao tuổi tham gia. Nhờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, người cao tuổi có thêm điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, tâm sự, cùng nhau giải tỏa tâm lý; đồng thời, đóng góp vào nhiều công tác xã hội ở địa phương, sống mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo.

Để người cao tuổi tự tin cống hiến - 1

Trưởng đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Lê Thị Thiên Hương chủ trì buổi giám sát việc thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại quận Hai Bà Trưng. 

Năm 2023 toàn huyện có trên 3.800 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 6 tháng đầu năm 2024 có gần 3.800 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; năm 2023, 952 người cao tuổi khuyết tật đã được hưởng trợ cấp...

Theo ông Kiều Trọng Sỹ, hàng năm HĐND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, Ban đại diện hội Người cao tuổi từ huyện đến cơ sở thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi từ đủ 70 tuổi trở lên, giám sát thực hiện mừng thọ, đăng thọ... Thông qua việc kiểm tra, giám sát cho thấy các xã, thị trấn đều triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Người cao tuổi, chế độ chi trả đúng người, đúng đối tượng và đúng chế độ, chưa phát hiện trường hợp sai phạm.

Tại quận Hai Bà Trưng, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết: Quận ủy, UBND quận rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi.

Hàng năm UBND quận đã bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Thực hiện chi trả kịp thời các chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tới người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng khác, người cao tuổi là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, các chế độ quà nhân dịp lễ, Tết.

Đặc biệt, quận Hai Bà Trưng đã triển khai nhiều mô hình, câu lạc bộ dành cho người cao tuổi sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần như: Câu lạc bộ thơ, văn nghệ, dưỡng sinh, sức khỏe ngoài trời, thể dục thể thao… với 3.321 người cao tuổi tham gia, trong đó tỷ lệ hội viên nữ tham gia chiếm tỷ lệ trên 60%; Duy trì trên 500 câu lạc bộ phường về thể dục thể thao quần chúng, nhất là các môn thể dục thể thao cho người cao tuổi. Ngoài ra, Quận đã triển khai hoạt động mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng năm thứ nhất tại 6 phường: Đồng Nhân, Minh Khai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Phạm Đình Hổ, Phố Huế. Duy trì hoạt động mô hình năm thứ hai tại 3 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Quỳnh Mai. Hiện toàn quận có 22 câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau và 18/18 phường có câu lạc bộ, riêng phường Vĩnh Tuy có 3 câu lạc bộ, phường Minh Khai 2 câu lạc bộ, phường Trương Định 2 câu lạc bộ.

Phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi

Theo Trưởng đoàn giám sát liên ngành của thành phố Lê Thị Thiên Hương, qua nghe báo cáo và tìm hiểu từ các địa bàn cho thấy, nhìn chung, các địa phương đã có sự quan tâm, nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật đối với người cao tuổi nói chung, phụ nữ cao tuổi nói riêng. Ngoài chính sách nhà nước, các địa phương quan tâm trợ cấp người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động vận động nguồn lực xã hội hóa; Công tác chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, chúc thọ, mừng thọ... được quan tâm triển khai. Ngoài ra còn có các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi phát triển kinh tế.

Để người cao tuổi tự tin cống hiến - 2

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đề nghị phải tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của người cao tuổi.

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, người cao tuổi là một trong những đối tượng yếu thế cần được quan tâm. Nhưng nói vậy không có nghĩa, khi nhắc tới người cao tuổi là nghĩ ngay tới những người cô đơn, sức khỏe kém, sống phụ thuộc, cần trợ giúp. Người cao tuổi giữ vai trò quan trọng trong gia đình, ngoài xã hội, vì vậy, nếu được hỗ trợ, tạo điều kiện, người cao tuổi hoàn toàn có thể phát huy tốt vai trò của mình.

Minh chứng tại huyện Phúc Thọ cho thấy, toàn huyện đang có gần 1.500 người cao tuổi tham gia trong các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, Hội quần chúng, tổ hòa giải ở cơ sở; 168 người cao tuổi tham gia làm kinh tế, số người cao tuổi làm chủ trang trại, doanh nghiệp; 4.768 người cao tuổi vẫn đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có 196 người cao tuổi làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 200 triệu trở lên mỗi năm. Ngoài ra nhiều người cao tuổi tuy không trực tiếp sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ vai trò hướng dẫn và giúp đỡ con cháu làm ăn đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, giảm nghèo tại địa phương.

Tại quận Hai Bà Trưng, theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch UBND phường Quỳnh Mai, phường hiện có dân số 11.893 người, trong đó người cao tuổi là 2124 người chiếm tỷ lệ 17,8% dân số. Người cao tuổi, trong đó phần lớn là người cao tuổi nữ đã đóng góp vào phần không nhỏ trong các hoạt động quản lý tại địa phương, trong phong trào tự quản về vệ sinh môi trường, văn minh đô thị, an sinh xã hội, trong xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá, trong hưởng ứng các phong trào thi đua của quận Hai Bà Trưng cũng như của Thành phố. Các hoạt động của người cao tuổi cùng với hoạt động của chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân đã góp phần xây dựng phường Quỳnh Mai ngày một văn minh hiện đại, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng hằng năm.

Để có thể làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chế độ chính sách về người cao tuổi; quan tâm đến người cao tuổi là phụ nữ; chính quyền các địa bàn cần quan tâm đến giám sát thực hiện các chế độ chính sách đối với người cao tuổi; nâng cao hơn nữa chất lượng các mô hình dành cho người cao tuổi.

Đặc biệt, một nội dung quan trọng là triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức hơn nữa của cộng đồng về vai trò của người cao tuổi, tạo điều kiện để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng... Bằng cách đó sẽ giúp người cao tuổi phát huy vai trò gương mẫu trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 11: Phát huy sáng kiến của phụ nữ trong thúc đẩy văn hóa sống xanh

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 11: Phát huy sáng kiến của phụ nữ trong thúc đẩy văn hóa sống xanh

Với chủ đề "Kinh tế xanh và đóng góp của phụ nữ", đại biểu phụ nữ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm, các sáng kiến phát huy vai trò, sự đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế xanh; góp phần tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân và phụ nữ hai nước, đóng góp tích cực vào quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hiệu quả và thực...

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất

Phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất không chỉ là mục tiêu của riêng ngành giáo dục mà còn là mối quan tâm hàng đầu của Hội LHPN Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ qua. Đặc biệt, tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, TƯ Hội LHPN Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ đề xuất chính sách/đề án hỗ trợ phụ nữ là lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi...

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó có bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), là một trong những nhiệm vụ quan trọng được TP Hà Nội tập trung thực hiện, để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Với một loạt các giải pháp đưa ra và đang thực hiện, khoảng cách về bình đẳng giới trong vùng DTTS ngày càng được thu hẹp.

Phụ nữ Cẩm Lĩnh giúp nhau thoát nghèo, khởi nghiệp

Phụ nữ Cẩm Lĩnh giúp nhau thoát nghèo, khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội LHPN xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì luôn xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội Phụ nữ các cấp từ Trung ương đến cơ sở nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình hội viên phụ nữ, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, xứng danh Thành phố vì hòa bình,...

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Trong đó, mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” đã và đang được các cấp Hội duy trì, nhân rộng góp phần nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng.

Đổi thay nhờ sự đồng hành của báo Hội

Đổi thay nhờ sự đồng hành của báo Hội

Từ năm 2014, Báo Phụ nữ Thủ đô và công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Công ty Home Credit Việt Nam) đã triển khai chương trình trao vốn vay không lãi để hỗ trợ phụ nữ khó khăn trên địa bàn Thành phố có điều kiện phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều chị giờ đã vươn lên, bắt đầu làm ăn khấm khá.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Để hỗ trợ cho các hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng một số nguồn vốn uy tín để tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho chị em, giúp các gia đình hội viên phụ nữ có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên làm...