Cụ ông U90 cưới bạn gái của con trai quá cố, phản ứng của con gái ông gây náo loạn cả thôn

Lyly
Chia sẻ

Ngày 12/3, ông Tiêu đi đăng ký kết hôn với bạn gái của con trai quá cố, hành động này đã thổi bùng xung đột trong gia đình.

Năm 2022, vợ của ông Tiêu (86 tuổi, ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) qua đời, chỉ còn lại ông sống cùng con trai. Đầu năm 2024, con trai của ông đưa bạn gái là cô Vương về sống chung. Từ đó, cô Vương luôn tận tâm chăm sóc sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cho ông Tiêu.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2025, con trai ông Tiêu qua đời vì bệnh. Sau khi con trai mất, con gái ông là Tần – người đã hơn một năm không liên lạc với ông, thậm chí còn chặn cả mạng xã hội của ông, bỗng dưng xuất hiện.

Cô ta không chỉ yêu cầu cô Vương phải lập tức rời đi mà còn muốn đưa ông Tiêu vào viện dưỡng lão. Cả hai yêu cầu này đều bị ông Tiêu từ chối.

Sau đó, vì bị quấy rầy quá nhiều, ông Tiêu đã thay luôn khóa cửa nhà. Từ đó, mâu thuẫn giữa ccô Tần và cô Vương ngày càng căng thẳng. Đến ngày 12/3, ông Tiêu đi đăng ký kết hôn với bạn gái của con trai quá cố, hành động này đã thổi bùng xung đột trong gia đình.

Cụ ông U90 cưới bạn gái của con trai quá cố, phản ứng của con gái ông gây náo loạn cả thôn - 1

Nhà của ông Tiêu.

Ông Tiêu chia sẻ, ông quyết định kết hôn với cô Vương một phần vì sự chăm sóc tận tình của cô đã mang lại cho ông cảm giác ấm áp của một gia đình, mặt khác là vì con gái thường xuyên đến nhà chửi mắng, đe dọa, thậm chí phá hoại đồ đạc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ông.

Về phía mình, cô Tần cho rằng cô Vương tiếp cận cha mình là để nhắm đến tài sản, đặc biệt là căn nhà, nên cô kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân này và tìm cách đưa ông Tiêu vào viện dưỡng lão. Cô Tần còn khẳng định rằng căn nhà đứng tên mẹ cô, và phần lớn chi phí xây dựng là do cô bỏ ra, vì vậy cô có quyền định đoạt tài sản.

Trong khi đó, cô Vương cho biết, việc kết hôn với ông Tiêu chỉ nhằm giúp ông tránh bị đưa vào viện dưỡng lão, cô chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tài sản. Cô còn chỉ rõ, căn nhà ông Tiêu đang ở là công trình xây dựng trái phép, thuộc đất ở của thôn, không thể giao dịch mua bán, còn người thật sự nhắm vào tài sản chính là cô Tần.

Cô Vương cũng tiết lộ, cô Tần từng nhiều lần phá hoại đồ đạc trong nhà, thậm chí cầm rìu đập cửa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của ông Tiêu.

Một cán bộ của Ủy ban thôn Đông Hải (thành phố Phật Sơn) cho biết, để giải quyết vụ việc, ủy ban thôn, hội phụ nữ, công an, luật sư thường trú và Hội Phụ nữ trấn Long Giang đã tổ chức hơn 10 buổi hòa giải, nhưng “người ngoài khó phân xử chuyện trong nhà”, nên tất cả đều thất bại.

Cụ ông U90 cưới bạn gái của con trai quá cố, phản ứng của con gái ông gây náo loạn cả thôn - 2

Con gái ông Tiêu đã dùng búa đập cửa nhà.

Nguyện vọng của ông Tiêu là con gái phối hợp làm thủ tục sang tên nhà đất cho ông và không được tiếp tục can thiệp vào cuộc sống bình thường của ông.

Ý kiến hòa giải từ phía thôn là người bố không có quyền ngăn con gái về nhà, nên ít nhất phải để lại một chiếc chìa khóa; đồng thời nên lắng nghe một phần ý kiến của con, không nên quá tin tưởng người ngoài.

Về phía cô Tần, cũng cần thực hiện nghĩa vụ làm con, không được tiếp tục dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Còn về việc sang tên nhà đất theo yêu cầu của ông Tiêu, ủy ban thôn cho biết, vì căn nhà hiện đang đứng tên người vợ đã mất của ông, nên chỉ cần cô Tần đồng ý và ông Tiêu hoàn tất các thủ tục pháp lý như công chứng, thì ủy ban thôn hoàn toàn có thể hỗ trợ làm thủ tục chuyển nhượng.

Khi tài sản đặt lên trên tình cảm, gia đình rất dễ rơi vào bi kịch

Tình thân vốn dĩ là thứ thiêng liêng, là sợi dây vô hình kết nối những con người cùng chung huyết thống. Thế nhưng, khi vật chất được đặt lên hàng đầu, tình cảm dễ dàng bị tổn thương, thậm chí bị đánh mất.

Tài sản không sai, nhưng nếu trở thành mục tiêu chính trong các mối quan hệ ruột thịt thì gia đình sẽ không còn là nơi để yêu thương và che chở, mà biến thành chiến trường của những toan tính, nghi ngờ và tranh chấp.

Bi kịch nằm ở chỗ người ta không còn nhìn nhau bằng sự tin tưởng và bao dung, mà chỉ còn thấy nhau qua lăng kính của lợi ích cá nhân.

Một căn nhà, một mảnh đất có thể là nguyên nhân khiến cha con thành kẻ đối đầu, anh em trở mặt, người chăm sóc bị nghi kỵ.

Cuối cùng, điều mất mát lớn nhất không phải là tài sản, mà là tình thân – thứ mà một khi đã rạn nứt thì rất khó hàn gắn như ban đầu.

Vì thế, nên nhớ rằng, gia đình chỉ bền vững khi tình cảm làm gốc, tài sản là phụ. Tài sản có thể tạo ra tranh chấp, nhưng nếu tình thân đủ sâu, sự bao dung đủ lớn, thì không gì là không thể hóa giải. Ngược lại, nếu vật chất chi phối mọi suy nghĩ và hành động, thì ngay cả người ruột thịt cũng có thể làm tổn thương nhau như kẻ xa lạ.

Chia sẻ

Lyly

Tin cùng chuyên mục

Vì chúng ta là mẹ

Vì chúng ta là mẹ

Chúng ta không biết trước con đường này sẽ dài bao lâu, sẽ còn khó khăn đến thế nào. Nhưng chúng ta có tình yêu của người mẹ - mạnh mẽ đến mức có thể thắp sáng cả những ngày đen tối nhất.