Nàng dâu khi mang thai và sau sinh đều nhận về nỗi đau khiến cô không thể nào quên.
Một người phụ nữ họ Lộ (30 tuổi) đến từ Bắc Hải, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã chia sẻ trải nghiệm không bao giờ quên của mình trong hành trình sinh con khi xảy ra mâu thuẫn với gia đình chồng. Cô và chồng là bạn học, cả hai nảy sinh tình cảm khi còn đang đi học. Vào thời điểm ấy, cô Lộ được đối xử rất tốt, được yêu thương và chiều chuộng. Vì yêu chồng nên cô quyết định cưới ngay sau khi tốt nghiệp.
Sau khi cưới, người mẹ chồng thường cố ý kiếm chuyện, không để cô Lộ có phút giây thoải mái. Ban đầu, cô Lộ cũng muốn sống hòa thuận với mẹ chồng, đã bỏ nhiều thời gian và công sức để lấy lòng bà. Nhưng dù cô có làm gì cũng không vừa lòng mẹ chồng khiến người phụ nữ cảm thấy chán nản, bất lực.
Đặc biệt, kể từ khi cô mang thai, mẹ chồng càng đối xử tệ với cô hơn. Phụ nữ mang thai thường rất mệt mỏi, cô Lộ bị ốm nghén, nửa đêm đang ngủ cũng có thể bị tỉnh dậy vì buồn nôn, ăn vào gì cũng nôn ra hết, thậm chí còn nôn cả dịch mật. Nhưng mẹ chồng không những không chăm sóc cô Lộ mà còn mắng con dâu là "yếu đuối", cái gì cũng không làm được, còn sai cô làm việc nhà.
Cô Lộ bị mẹ chồng phàn nàn. (Ảnh minh họa)
Cô Lộ từng suy nghĩ: Chính mẹ chồng cũng từng mang thai, chẳng lẽ không hiểu cảm giác đó của con dâu hay sao? Thời đại bây giờ đã khác, phụ nữ mang thai không thể lao động nặng nhọc như xưa, không cẩn thận là sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Người phụ nữ cho biết, cô không kén ăn, chỉ duy nhất không chịu được mùi của hành tây. Dù biết vậy nhưng trong lúc cô Lộ mang thai, mẹ chồng ngày nào cũng cố tình nấu hành tây, còn ép con dâu ăn.
Ban đầu, cô Lộ còn nghĩ có thể bà muốn tốt cho mình. Nhưng đến khi cô sinh con, bà lại chẳng thấy đâu. Hôm đó người chồng tăng ca chưa về, cô Lộ bị đau bụng dữ dội, gọi điện cho mẹ chồng nhờ bà đưa đi bệnh viện thì bà không bắt máy. Cô không còn cách nào, phải tự mình gắng gượng đến bệnh viện.
Cô Lộ chia sẻ trên truyền thông: “Lúc tôi sinh xong, mẹ chồng cũng không đến thăm. Khi biết tôi sinh con gái, bà còn lộ rõ vẻ chán ghét”.
Tệ hơn nữa là trong lúc cô Lộ ở cữ, mẹ chồng không nấu cho cô ăn lấy một bữa cơm đủ đầy, thậm chí một bát canh gà cũng không có. Mẹ chồng nói khi bà sinh con, chẳng có gì để ăn, mà vẫn sống khỏe mạnh. Rồi lại mắng con dâu là giả tạo, chỉ muốn bắt nạt bà. Nghe những lời đó, trái tim cô Lộ trở nên buốt lạnh.
Người mẹ chồng phớt lờ, không chăm con dâu ở cữ. (Ảnh minh họa)
May mắn là người chồng vẫn yêu thương vợ con. Điều đáng nói là mẹ chồng cô Lộ lại cực kỳ yêu thương con gái ruột, chị gái của chồng cô. Cô Lộ tâm sự: “Khi chị ấy sinh con gái, bà ấy không để chị ấy động tay vào việc gì, bảo chị ấy chỉ việc nằm nghỉ. Muốn ăn gì là bà ấy nấu, chăm chút từng li từng tí. Tôi thật sự ghen tị khi nhìn thấy cảnh đó”.
Một năm sau, người chị chồng mang thai lần hai. Khi đó, người mẹ chồng quay sang bảo con dâu: “Con xem, chị con mang thai lần hai rồi kìa, con cũng nên tranh thủ sinh thêm một đứa đi”.
Cô Lộ chỉ biết mỉm cười lấy lệ. Cô cho hay: “Tôi vừa sinh xong chưa được bao lâu, cơ thể còn chưa hồi phục hẳn mà mẹ chồng đã bảo tôi sinh tiếp? Tôi từ chối ngay và nói: ‘Con không sinh nữa, một đứa là đủ rồi”.
Người mẹ chồng nghe xong câu nói đó thì nổi trận lôi đình. Mặc dù vậy, người phụ nữ được chồng bảo vệ nên cả hai quyết định sẽ sinh con thứ 2 nếu như cặp đôi cảm thấy thực sự đã sẵn sàng về vật chất lẫn tinh thần.
Khi nào người phụ nữ sẵn sàng sinh con thứ hai?
- Về thể chất, người phụ nữ cần thời gian để cơ thể hồi phục sau lần sinh đầu tiên. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng cách an toàn giữa hai lần sinh là ít nhất 2 năm. Nhưng không chỉ là sự lành lặn bên ngoài, mà còn là khả năng tái tạo năng lượng, sức bền, sự dẻo dai - điều rất cần khi chăm sóc song song hai đứa trẻ.
- Về tinh thần, sau sinh lần đầu, không ít phụ nữ trải qua trầm cảm hậu sản, cảm giác kiệt sức, mất cân bằng. Việc có con thứ hai chỉ nên đến khi người mẹ cảm thấy mình thực sự đã "hồi sinh", đã tìm lại được niềm vui, sự tự tin và không còn bị ám ảnh bởi những trải nghiệm tiêu cực trước đó.
- Về điều kiện sống, cả kinh tế và sự hỗ trợ đều quan trọng. Không ai muốn đưa một đứa trẻ đến với thế giới trong sự chật vật. Việc cân nhắc tài chính, thời gian, sự giúp đỡ từ chồng, ông bà… là điều cần thiết để tránh tình trạng quá tải và tổn thương tâm lý cho cả mẹ và con.
- Về cảm xúc, đó là sự đồng thuận giữa vợ và chồng. Khi cả hai đều cảm thấy tình cảm đủ đầy, sẵn sàng san sẻ trách nhiệm, cùng hướng về tương lai gia đình, thì đứa trẻ thứ hai mới thực sự lớn lên trong sự chào đón.
Xem thêm video sau đây:
Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh. Nguồn video: Sức khoẻ & Đời sống