U xơ tuyến vú

BS.CKI Đỗ Anh Tuấn
Chia sẻ

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.

U xơ tuyến vú là gì?

U xơ tuyến vú là khối u vú lành tính, bao gồm mô sợi và mô tuyến kết hợp thành khối. Trong số ít trường hợp, u xơ tuyến vú có thể chuyển thành ung thư vú. U xơ tuyến thường co lại hoặc biến mất mà không cần điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi những biến đổi của khối u xơ theo thời gian và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khi xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Hiện có 2 loại u xơ tuyến vú thường gặp: U xơ tuyến vú đơn giản (không làm tăng nguy cơ ung thư vú) và u xơ tuyến vú phức tạp (chủ yếu ở người từ 35 tuổi trở lên). Bệnh u xơ vú phức tạp làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú so với người bình thường. Loại này chiếm khoảng 15% trong tổng số các trường hợp u xơ tuyến vú. Ngoài ra còn có: U xơ tuyến vú khổng lồ với những khối u xơ lớn hơn 5cm; u xơ tuyến vú vị thành niên (có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-18).

Đặc điểm của u xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú thường biểu hiện bằng một khối u rắn (không chứa chất lỏng) ở 1 hoặc cả 2 vú. Khối u xơ không gây đau và dễ di chuyển dưới da khi ấn quanh vú. U xơ tuyến vú thường có hình tròn hoặc bầu dục, có viền rõ ràng, trơn láng, chắc hoặc đàn hồi, kích thước có thể nhỏ như hạt đậu hoặc lớn như quả bóng golf (khoảng 2-3cm). Người bệnh thường cảm thấy khối u trở nên mềm trong vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. U xơ tuyến vú lớn có nguy cơ gây đau hơn so với u xơ nhỏ. Khối u có xu hướng tiến triển rất chậm nhưng không phải lúc nào cũng lớn hơn và thậm chí còn co lại (khi đang ở tuổi thiếu niên hoặc đến tuổi mãn kinh). Ngược lại, u xơ tuyến vú thường lớn hơn trong thời kỳ mang thai.

U xơ tuyến vú - 1

Ảnh minh họa

U xơ tuyến vú có thành ung thư không?

Hầu hết các khối u xơ tuyến vú không chuyển thành ung thư hoặc đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, khối u có thể to hơn, thay đổi hình dạng hoặc gây đau. Ngoài ra, u xơ tuyến vú cũng có thể gây ra một số biến chứng như: Xuất hiện thêm 1 khối u mới, núm vú tiết dịch hoặc phát ban. Giống với hầu hết các bệnh về vú, khám vú thường xuyên hoặc chụp nhũ ảnh là cách tốt nhất để ngừa các biến chứng. Mặc dù các bệnh ở vú thường không thể phòng ngừa nhưng nguy cơ biến chứng do bệnh sẽ giảm khi phát hiện sớm bệnh.

Chẩn đoán và điều trị u xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú thường có cảm giác giống 1 viên bi bên trong vú. Khối u có hình tròn hoặc hình bầu dục và có đường viền rõ ràng. Các phương pháp chẩn đoán bệnh u xơ tuyến vú bao gồm: Siêu âm vú, chụp nhũ ảnh, sinh thiết. Một số u xơ tuyến vú thu nhỏ kích thước hoặc biến mất mà không cần điều trị. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận khối u không phải ung thư, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để theo dõi và phát hiện sớm các bất thường ở khối u (nếu có), thường sau 3-6 tháng. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm khám vú lâm sàng, siêu âm hoặc chụp X-quang tuyến vú. Một số trường hợp bác sĩ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ u xơ tuyến vú. Điều này xảy ra khi bác sĩ lo lắng về kết quả chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết hoặc khối u gây đau. Phẫu thuật còn được áp dụng khi khối u quá lớn.

Phòng ngừa u xơ tuyến vú như thế nào?

Hiện vẫn chưa xác định nguyên nhân gây u xơ tuyến vú nên không thể phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ u xơ tuyến vú, ung thư vú cũng như các bệnh về vú khác: Thực hiện tự kiểm tra vú thường xuyên; tầm soát 3 năm/lần với phụ nữ từ 20-39 tuổi và không có triệu chứng  à 6 tháng - 1 năm với nhóm nguy cơ cao. Chụp X-quang tuyến vú thường xuyên (bắt đầu ở tuổi 40, nhưng sớm hơn nếu thuộc nhóm nguy cơ cao). Không uống rượu, hút thuốc lá. Ăn nhiều trái cây, rau quả và tập thể dục thường xuyên. Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Chia sẻ

BS.CKI Đỗ Anh Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus, ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, hậu quả có thể gây suy gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong. Giống như virus HIV, bệnh lây qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con.

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

Người trung niên và cao tuổi thường xuyên có biểu hiện đau tại khớp gối. Không chỉ ảnh hưởng tại thời điểm mắc bệnh, mà bệnh còn để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.