Món khó ngửi, nhiều người ăn xong chẳng dám mở miệng nhưng phòng được bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhất

HOÀNG DƯƠNG
Chia sẻ

Là loại gia vị thường dùng trong các món xào hay pha nước chấm, tỏi không chỉ là thực phẩm dùng trong nhà bếp mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Không có loại thực phẩm nào có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng bạn cần để giữ cho cơ thể vui vẻ và khỏe mạnh. Nhưng có một số loại được mệnh danh là "siêu thực phẩm" thực sự có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chẳng hạn như tỏi - loại gia vị nhỏ bé mà bạn dùng rất ít ỏi và khá nặng mùi hóa ra lại có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tỏi từ xa xưa đã được sử dụng để chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, vì chúng giàu hợp chất allicin, giúp ngăn chặn các gốc tự do và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Món khó ngửi, nhiều người ăn xong chẳng dám mở miệng nhưng phòng được bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhất - 1

Nghiên cứu mới phát hiện tỏi có khả năng giảm nguy cơ bị ung thư ruột. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu mới đây còn phát hiện tỏi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư chết người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dược phẩm Châu Âu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ tỏi thường xuyên có thể khiến bạn ít bị ung thư ruột hơn.

Mặc dù ung thư ruột phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 80-85, nhưng một báo cáo gần đây cho thấy những người dưới 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi so với năm 1995.

Nhóm nghiên cứu đã tìm cách kiểm tra xem liệu việc tiêu thụ allium cay nồng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư ruột hay không. Nghiên cứu đã quan sát 300 bệnh nhân tại hai bệnh viện ở Milan đã đăng ký nội soi cũng như tham gia chương trình sàng lọc ung thư ruột: 1/3 trong số họ bị ung thư, 1/3 người khác bị u tuyến ruột và những người còn lại thì khỏe mạnh.

Các đối tượng nghiên cứu này được đưa cho một bảng câu hỏi về lối sống và thói quen ăn kiêng, bao gồm cả việc tiêu thụ tỏi. Kết quả khảo sát cho thấy lượng tỏi từ trung bình đến cao có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư ruột. Mức giảm rủi ro cao hơn ở những người dưới 70 tuổi.

Tại sao tỏi lại có lợi cho đường ruột?

Theo Food Science & Human Health, fructans có trong tỏi đóng vai trò là prebiotic trong hệ vi sinh vật đường ruột và giúp thúc đẩy sản xuất vi khuẩn đường ruột "tốt" (còn được gọi là Bifidobacteria).

Prebiotic có thể làm điều này bằng cách đi qua đường tiêu hóa mà không thực sự được tiêu hóa, điều này biến chúng trở thành thức ăn cho vi khuẩn tốt trong ruột, do đó giúp ngăn chặn các vi khuẩn xấu khác trong ruột sinh sôi.

Món khó ngửi, nhiều người ăn xong chẳng dám mở miệng nhưng phòng được bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhất - 2

Tỏi chứa những thành phần như prebiotic có lợi cho sức khỏe đường ruột. (Ảnh minh họa)

Không chỉ vậy, theo Bách khoa toàn thư về Thực phẩm và Sức khỏe, prebiotic được biết là có tác dụng giảm cholesterol và giảm nguy cơ ung thư cũng như các bệnh nghiêm trọng khác.

Vì vậy, thật dễ dàng để thấy rằng tỏi thực sự có một số lợi ích đáng kinh ngạc đối với sức khỏe đường ruột và mặc dù vẫn cần phải nghiên cứu thêm, nhưng kết quả hiện tại rất hứa hẹn.

Những lợi ích khác của tỏi 

Sức khỏe tim mạch

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y thuộc Đại học Emory (Mỹ) đã phát hiện ra rằng một thành phần của dầu tỏi, diallyl trisulfide, giúp bảo vệ tim sau cơn đau tim và trong quá trình phẫu thuật tim.

Bổ sung tỏi, và đặc biệt là chiết xuất tỏi lâu năm, cũng đã được chứng minh là làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Dầu tỏi cũng đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ chống lại bệnh cơ tim, một loại bệnh tim mãn tính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên những nghiên cứu trên mới chỉ đạt được kết quả trên động vật, cần có nghiên cứu sâu hơn về những ảnh hưởng đối với con người.

Giảm nguy cơ nhiễm trùng

Tỏi được công nhận rộng rãi về khả năng chống lại vi khuẩn, virus, nấm và thậm chí cả ký sinh trùng. Một nghiên cứu cho thấy allicin, một thành phần hoạt chất của tỏi tươi nghiền nát, có đặc tính kháng viirus và cũng có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả các chủng E. coli đa kháng thuốc.

Người ta cũng phát hiện ra rằng allicin có đặc tính kháng nấm, bao gồm cả việc chống lại nấm Candida albicans, gây nhiễm trùng nấm men. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng allicin có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).

Món khó ngửi, nhiều người ăn xong chẳng dám mở miệng nhưng phòng được bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhất - 3

Tỏi thường chỉ làm gia vị cho các món ăn nhưng công dụng thì không hề ít. (Ảnh minh họa)

Giảm đông máu

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi có thể làm giảm khả năng hình thành cục máu đông. Đây cũng có thể là rủi ro đối với một số người. Một thử nghiệm chỉ ra rằng chiết xuất tỏi lâu năm, không giống như tỏi tươi hoặc các chất bổ sung tỏi khác, không làm tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân dùng warfarin.

Giảm nguy cơ ung thư

Một số nghiên cứu đã liên kết tỏi với việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Iowa (Mỹ) với hơn 40.000 phụ nữ trong độ tuổi 55-69, cho thấy tiêu thụ tỏi có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.

Một nghiên cứu kéo dài 30 năm trên 125.000 người cho thấy tiêu thụ tỏi có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Trong nghiên cứu đó, những người tham gia tiêu thụ tỏi 5 lần hoặc nhiều hơn một tuần có mức giảm lớn nhất, trong khi những người tiêu thụ ít hơn một lần một tuần có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất.

Tương tự, một nghiên cứu của Trung Quốc trên hàng trăm bệnh nhân ung thư phổi cho thấy rằng việc ăn tỏi sống thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi.

Chia sẻ

HOÀNG DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…