Cặp vợ chồng bị ung thư trực tràng chỉ cách nhau một năm, đến khi nhìn bữa ăn liền hiểu lý do

HOÀNG DƯƠNG
Chia sẻ

Một cặp vợ chồng vừa trải qua ca phẫu thuật ung thư trực tràng mà nguyên nhân liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt tằn tiện của cả hai.

Sống tiết kiệm, không lãng phí là một đức tính tốt nhưng tiết kiệm quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, cụ bà A Gui (73 tuổi) và cụ ông A Lui (78 tuổi) ở Hàng Châu từng làm công việc bán rau quả ở chợ, nay đã giao lại sạp hàng cho con trai để ở nhà chăm cháu. 

Hơn một năm trước, bệnh trĩ của bà A Gui ngày càng trầm trọng, bà không chỉ đi ngoài phân lỏng mà còn có cả máu và thỉnh thoảng lại bị táo bón. Ban đầu, bà A Gui không để tâm vì cho rằng nguyên nhân là do trước đây phải ngồi bán hàng quá lâu.

Đến tháng 6/2022, các triệu chứng của bà A Gui đột nhiên trở nên trầm trọng hơn. Bà bị đau bụng và chướng bụng trong vài tháng, sau đó khó đi đại tiện, cuối cùng không thể chịu đựng được nữa nên đã đến Bệnh viện số 1 Đại học Chiết Giang.

Kết quả khám cho thấy bà bị ung thư trực tràng. Sau khi nhận được chẩn đoán, bác sĩ Liu Fanlong, phó Khoa Phẫu thuật Đại trực tràng, đã thực hiện phẫu thuật nội soi triệt căn ung thư trực tràng, cắt bỏ khối u có đường kính hơn 5cm ở phần dưới trực tràng.

Cặp vợ chồng bị ung thư trực tràng chỉ cách nhau một năm, đến khi nhìn bữa ăn liền hiểu lý do - 1

Cặp vợ chồng già lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng. (Ảnh minh họa)

Thời điểm đó, bác sĩ Liu Fanlong đã khuyên chồng bà là ông A Lun đi khám sàng lọc ung thư nhưng ông không để tâm. Tháng 11/2023, ông A Lun sau nhiều ngày nhậu nhẹt với bạn cũ đã bị chảy máu dạ dày. Khi đến viện khám, không ngờ bác sĩ lại phát hiện ông có một khối u đường kính khoảng 3cm cách lỗ hậu môn 30cm. Sau loạt xét nghiệm kiểm tra, ông A Lun được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng và được phẫu thuật. 

Hai vợ chồng già lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng chỉ cách nhau 1 năm khiến ông A Lun cảm thấy khá nghi ngờ nên đã hỏi các chuyên gia: "Ung thư có lây được không?". 

Bác sĩ Liu Fanlong cho biết ung thư trực tràng tuy không lây nhưng thói quen sinh hoạt của các cặp đôi thường khá tương đồng, nếu một bên có nhiều thói quen không tốt cũng dễ gây ảnh hưởng tới đối phương.

Qua tìm hiểu được biết vợ chồng bà A Gui có thói quen ăn uống khá đơn giản, mỗi ngày chỉ nấu một lần vào buổi trưa và thường sẽ nấu nhiều để thừa cho buổi tối hâm nóng lại. Họ cũng thường ngại việc vứt đồ ăn thừa, thỉnh thoảng lại xào đồ cũ với rau mới. Ngoài ra, hai vợ chồng cũng có khẩu vị khá mặn, thường thích ăn cá muối, thịt muối,...

Mặc dù bán rau nhưng hai vợ chồng không muốn ăn rau tươi, thứ gì không bán được sẽ làm thành đồ chua. Trong nhiều năm, bữa sáng của cả hai chỉ là đồ chua với cháo trắng, và kể từ khi nhường quầy rau cho con trai, ông A Lun mỗi ngày phải uống hơn 1kg rượu.

Cặp vợ chồng bị ung thư trực tràng chỉ cách nhau một năm, đến khi nhìn bữa ăn liền hiểu lý do - 2

Cặp vợ chồng thường xuyên ăn đồ thừa, ăn mặn lại thích đồ ngâm muối chua dẫn đến nạp quá nhiều nitrit. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ giải thích một loạt những thói quen xấu của hai vợ chồng là một phần nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Chẳng hạn như đồ chua và đồ ăn thừa để qua đêm, hàm lượng nitrit thường rất cao, khi vào cơ thể con người sẽ kết hợp với các amin, sản phẩm phân hủy của protein, trong miệng, dạ dày và ruột tạo thành chất gây ung thư cấp độ 1 nitrosamine, có nguy cơ cao gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đường ruột…

Ung thư trực tràng có thể nói là bệnh do lối sống. Thói quen ăn uống kém, sinh hoạt không điều độ trong thời gian dài, ít vận động, béo phì, táo bón lâu ngày hoặc tiêu chảy mãn tính, tinh thần căng thẳng nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Chia sẻ

HOÀNG DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus, ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, hậu quả có thể gây suy gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong. Giống như virus HIV, bệnh lây qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con.

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

Người trung niên và cao tuổi thường xuyên có biểu hiện đau tại khớp gối. Không chỉ ảnh hưởng tại thời điểm mắc bệnh, mà bệnh còn để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.