Bất ngờ cuộc sống mới của gia đình "mẹ cao các con lùn" ở Đồng Tháp

NGỌC HÀ
Chia sẻ

Cuộc sống của gia đình tí hon đã có nhiều sự thay đổi, nhất là kể từ khi vợ chồng anh Lượng rời quê lên thành phố mưu sinh.

Chuyện về gia đình người lùn sống lạc quan và tích cực ở Tân Hồng (Đồng Tháp) không còn xa lạ với người dân trong vùng cũng như dư luận. Ai cũng ngưỡng mộ cách sống của họ giữa bao bộn bề cuộc đời, giữa muôn vàn khó khăn chẳng thể khấm khá nổi.

Một ngày đẹp trời, chúng tôi tìm về xã Tân Phước để tìm hiểu cuộc sống của họ sau thời gian dài “nổi tiếng” trên mạng xã hội giờ ra sao, có sự đổi thay gì hay không... Hóa ra, theo thời gian đã có rất nhiều sự thay đổi khiến không ít người không khỏi ngỡ ngàng.

Căn nhà rộng vỏn vẹn vài mét vuông – nơi sinh sống của 5 mẹ con anh Lượng – một trong những người lùn và 2 đứa cháu ngoại vẫn như vậy. Điều đó chứng tỏ mấy năm qua họ chưa từng sắm sửa đồ đạc trong nhà hay cải tạo bất cứ thứ gì.

Thấy chúng tôi, Độ (36 tuổi) – anh trai của Lượng, người lùn thứ 2 trong nhà nhanh nhảu chào đón và cởi mở giới thiệu: “Tôi là anh trai ruột của Lượng. Vợ chồng chú ấy lên thành phố mưu sinh nên để lại chiếc xe ba gác này cho tôi đi bán vé số. Hiện ở nhà chỉ còn mẹ, tôi và chị gái thôi, không còn đông đúc như xưa nữa”.

Bất ngờ cuộc sống mới của gia đình "mẹ cao các con lùn" ở Đồng Tháp - 1

Bức hình hiếm hoi của gia đình anh Độ, gồm: vợ anh Lượng, cháu gái, chị hai, anh Lượng và anh Độ (từ trái qua phải)

Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, không tin rằng người vừa nói chuyện tên Độ, là anh trai của Lượng. Bởi lần trước khi đến thăm nhà, anh khờ khạo và hiền lành đến mức em trai nhận xét rằng không biết mệnh giá đồng tiền, không biết cộng trừ.

“Chắc mọi người ngỡ ngàng đúng không? Hai năm trước tôi khờ nhưng giờ biết việc lắm rồi. Tôi có thể giao tiếp với mọi người, biết tính tiền và nhận diện từng đồng một. Vì thế tôi mới có thể chạy xe đi bán vé số mỗi ngày cả trăm tờ nhưng lãi chỉ được 100.000 đồng thôi", anh Độ tâm sự.

Đi bán vé số thay em trai, người đàn ông tí hon đã nhiều lần phải đối diện với việc bị thiên hạ dè bỉu, mỉa mai về ngoại hình. Ban đầu anh khá mặc cảm với số phận nhưng lâu dần thành quen, không còn nghĩ ngợi hay tự ti nữa. "Có người mua ủng hộ 1 tờ vé số đã thắc mắc với tôi rằng: "ủa sao mày lùn quá vậy". Tôi liền trả lời đại giống ông già nên vậy. Họ lại tiếp tục hỏi "mẹ mày có cao không?". Tôi đáp mẹ cao như người bình thường. Thế rồi họ nhìn tôi bằng ánh mắt cười cợt. Tôi buồn lắm, song bản thân sinh ra đã vậy, làm sao thay đổi được, vì thế phải biết chấp nhận mình là người lùn", anh Độ tâm sự.

Người đàn ông hiền lành cho biết thêm, nhờ đi bán vé số mới hiểu cái khổ cái cực và rủi ro mà vợ chồng em trai trải qua. Bữa trước anh vừa lấy vé ở đại lý về bán thì bị người ta giật mất cả cọc 100 tờ. Anh bàng hoàng nhưng không thể đuổi kịp, đành trình báo công an với hi vọng có thể tìm ra kẻ cướp giật.

"Họ đi xe biển số tỉnh khác nên khó tìm ra. May mắn đại lý thông cảm, cho tôi trả tiền gốc thành nhiều đợt, mỗi đợt vài trăm nghìn đồng. Sau lần đó tôi cũng gọi điện dặn vợ chồng thằng Lượng đi bán vé số phải cẩn thận", người đàn ông tí hon nói.

Về vợ chồng anh Lượng, sau khi lên thành phố đã có cuộc sống ổn định. Thi thoảng nhân dịp lễ tết, cả hai có trở về quê thăm mẹ và các anh chị em. "Thằng Lượng là đứa may mắn nhất trong 3 chị em lùn. Nó có một tình yêu đẹp và một người vợ chung cảnh ngộ.

Hai đứa từng có một đứa con. Song khi chào đời, đứa trẻ bị thiếu oxy nên mất ngay sau đó. Từ ấy, chúng nó không tính đến chuyện mang thai nữa, bởi người lùn tỉ lệ rủi ro khi có con vô cùng cao. Nó bảo chấp nhận cảnh không con để lo cho cuộc sống của những người thân được ấm no", mẹ của anh Độ và Lượng cho biết.

Bà cho biết thêm ngày sinh người con gái đầu tiên, gia đình ai cũng hạnh phúc khi con dần lớn khôn. Sau đó vợ chồng bà lần lượt hạ sinh 3 người con. Tất cả đều chào đời với cân nặng hơn 3kg nhưng nuôi mãi... nuôi mãi không thấy ai chịu lớn cả. Đến ngày các con lên 5 lên 7 bà ngỡ ngàng nhận ra con mãi chỉ là đứa trẻ lên 3.

“Tôi cũng chẳng biết vì sao chúng nó lùn nữa. Nội ngoại 2 bên không ai có gen lùn cả. Ngày đó nghèo khổ, cái ăn chẳng đủ nên đâu có dám đi bệnh viện kiểm tra xem nguyên nhân do đâu.

Tuy nhiên vợ chồng tôi ai cũng băn khoăn sao các con lại lùn đến thế. Chúng tôi đánh liều sinh tiếp lần nữa. Cuối cùng bé út trưởng thành cao ráo nhất nhà. Từ ngày đó đến giờ tôi không còn bận tâm đến chuyện các con thấp bé nữa”, mẹ anh Độ trải lòng.

Chia sẻ

NGỌC HÀ

Tin cùng chuyên mục

“Người mẹ thép” sau hào quang của tỷ phú Elon Musk

“Người mẹ thép” sau hào quang của tỷ phú Elon Musk

Từ những năm tháng đơn độc nuôi con nơi đất khách, đến sàn diễn thời trang thế giới ở tuổi 70, Maye Musk không chỉ là mẹ của một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, mà còn là biểu tượng sống động cho nghị lực và sự tái sinh phi thường của phụ nữ hiện đại.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Tôi làm việc cho một Công ty theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Lấy lý do công ty kinh doanh khó khăn, 5 tháng nay Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tôi xin hỏi theo quy định của pháp luật, đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội? Công ty có được lấy lý do khó khăn để không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động...

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.