Đặc sản xưa ít người ăn vì hôi, giờ thành món ngon được chị em nội trợ yêu thích, 150.000 đồng/kg

K.T
Chia sẻ

Hiện tại trái khế bò được rao bán trên các cửa hàng chuyên trâu bò, trang thương mại điện tử hoặc lò mổ bò với giá 150.000 đồng/kg.

Trái khế bò là một trong những bộ phận của lòng bò. Xưa người dân Việt Nam rất ít ăn chúng vì cho rằng không tốt cho sức khỏe, có mùi hôi. Song ngày nay chúng trở thành đặc sản, được sử dụng để chế biến thành các món ăn thơm ngon và hấp dẫn.

Hiện tại trái khế bò được rao bán trên các cửa hàng chuyên trâu bò, trang thương mại điện tử hoặc lò mổ bò với giá 150.000 đồng/kg. Chị em nội trợ có thể mua về và sơ chế tương tự như cách sơ chế lòng bò nói chung. Cụ thể khi mua trái khế bò về, chị quan sát xem có chất bẩn hoặc mỡ bám xung quanh hay không, nếu có thì tiến hành cạo sạch và cắt bỏ, sau đó rửa bằng nước lã.

Đặc sản xưa ít người ăn vì hôi, giờ thành món ngon được chị em nội trợ yêu thích, 150.000 đồng/kg - 1

Trái khế bò là một trong những bộ phận của lòng bò.

Chị em đun hỗn hợp nước gồm: gừng giã nhuyễn và muối, chờ cho sôi thì nhúng trái khế bò trong vòng khoảng 3 phút. Vớt chúng ra và rửa thêm nhiều lần nữa với nước, sau đó để cho ráo.

Trộn trái khế bò với rượu cùng gừng giã nhuyễn và ngâm trong 5 phút, rửa sạch với nước lần nữa rồi để ráo.  Cách thực hiện này không chỉ giúp làm sạch trái khế bò, mà còn giúp khử mùi cực kỳ hiệu quả. Sau khi chúng được trộn với rượu, cùng với gừng và muối sẽ mất hoàn toàn mùi hôi và không làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn sau khi chế biến.

Có nhiều cách để chế biến trái khế bò và món ăn được chế biến từ nguyên liệu này sẽ ngon hơn nếu bạn kết hợp với các bộ phận khác của lòng bò. Song món ăn ấn tượng và mang hương vị khó quên nhất phải kể đến lẩu trái khế bò nhúng mẻ và phá lấu.

Phá lấu

Trái khế bò, sách bò và tổ ong sau khi được sơ chế sạch sẽ thì cho vào nồi cùng với 1 lít nước dừa đun lên với lửa lớn.  Thêm vào nồi ½ muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 miếng gừng đã đập dập, cùng hoa hồi, thảo quả, đinh hương. Nước vừa sôi thì hạ lửa mức vừa, đậy nắp rồi đun từ 45 đến 60 phút. Thêm nước cốt dừa vào và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, khi nước sôi lên lại thì tắt bếp ngay.

Đặc sản xưa ít người ăn vì hôi, giờ thành món ngon được chị em nội trợ yêu thích, 150.000 đồng/kg - 2

Phá lấu là món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Lẩu bò nấu mẻ

Lẩu bò mẻ có thể xem là một trong những món ăn ngon trong các bữa nhậu với cách chế biến đơn giản. Theo đó chị em bắc chảo lên bếp để cho nóng rồi thêm dầu ăn vào, từ từ phi thơm tỏi băm. Chờ cho tỏi phi vàng thì cho trái khế bò, sách bò, tổ ong vào xào 5 phút để lòng bò săn lại.

Bắc thêm một nồi lên bếp và phi thơm tỏi băm còn lại, đổ nước dừa vào và cho mẻ vào rây lọc để lọc vào nước lẩu. Chị em chỉ cần lấy nước của mẻ và bỏ đi phần xác. Đảo đều nước lẩu rồi thêm 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh đường rồi khuấy đều với một ít nước mắm và nêm nếm sao cho phù hợp khẩu vị.

Cho trái khế bò cùng các thành phần vừa được xào vào nồi nước lẩu đun đến khi cảm nhận được độ dai mềm của trái khế bò và các thành phần. Sau đó, thêm các nguyên liệu nấm rơm, ớt và chuối chát vào đảo trong vòng 5 đến 10 phút là bạn đã có nồi lẩu bò mẻ thơm ngon hấp dẫn.

Chia sẻ

K.T

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo trong tập hợp, thu hút hội viên

Sáng tạo trong tập hợp, thu hút hội viên

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô luôn xác định công tác tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, Hội Phụ nữ đã triển khai nhiều phong trào thi đua, mô hình phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực và thu hút đông đảo...

Lưu ý khi rã đông thực phẩm

Lưu ý khi rã đông thực phẩm

Rã đông thực phẩm là bước không thể thiếu trước khi chế biến sản phẩm được bảo quản lâu trong tủ lạnh. Việc làm này giúp thực phẩm mềm ra, dễ dàng cắt thái và nấu chín đều. Sau đây là các cách và lưu ý khi rã đông thực phẩm.

Tinh hoa lược sừng Thuỵ Ứng

Tinh hoa lược sừng Thuỵ Ứng

Làng nghề lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín, Hà Nội) từ lâu được biết tới là nơi duy nhất trên cả nước làm lược bằng sừng trâu, bò. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, thương hiệu của làng nghề ngày càng được khẳng định. Không chỉ vậy, bằng đôi bàn tay khéo léo, sức lao động bền bỉ những người thợ làng nghề Thụy Ứng đã đa dạng hóa sản phẩm, đưa tên tuổi...

Mát tay nuôi bò sữa, nữ nông dân Ba Vì thành tỉ phú

Mát tay nuôi bò sữa, nữ nông dân Ba Vì thành tỉ phú

Chị Tạ Thị Năm ở thôn Mồ Đồi, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Hiện tại, chị đang có đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con. Chị cũng là nữ nông dân duy nhất của Thủ đô được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.