Chợ chuột Phù Dật: Chợ chuột lớn nhất miền Tây, mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột

H.M
Chia sẻ

Được mệnh danh là “siêu thị chuột” lớn nhất miền Tây, chợ chuột Phù Dật đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách thập phương.

An Giang không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa vàng óng, những miệt vườn trái cây trĩu quả mà còn có một nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà không phải nơi nào cũng có: chợ chuột Phù Dật. Được mệnh danh là “siêu thị chuột” lớn nhất miền Tây, chợ chuột Phù Dật đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách thập phương.

Chợ chuột Phù Dật nằm ven bờ kênh Phù Dật thuộc ấp Bình Chánh, xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang, cách trung tâm hành chính của tỉnh hơn 30km. Dấu hiệu nhận biết khi đến chợ chuột là một dãy nhà lợp mái tôn cặp mé sông, từ thềm đến trong nhà đều trưng đầy những chiếc lồng sắt đựng chuột sống. Chợ chuột đồng Phù Dật hoạt động quanh năm, chỉ nghỉ 3 ngày Tết và ngày rằm hàng tháng.

Chợ chuột Phù Dật: Chợ chuột lớn nhất miền Tây, mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột - 1

Khu chợ chuột Phù Dật này gắn bó với bà con địa phương từ rất lâu.

Chẳng ai biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, chỉ nhớ "làng chuột" đã có nhiều chục năm. Giai đoạn năm 1995-2000 là thời điểm "hưng thịnh". Khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột để có thu nhập. Trước đây, người dân còn trồng lúa mùa rất vất vả và còn bị chuột đồng cắn phá nên ngày nào họ cũng ra sức diệt chuột. Bắt về ăn không hết nên đem ra chợ bán kiếm tiền mua gạo. 

Từ đường lớn đi vào, dù đứng cách cả trăm mét nhưng cũng dễ dàng nhận ra khu sơ chế thịt chuột đồng bởi âm thanh đặc trưng lọc cọc phát ra từ những nhát dao băm xuống thớt một cách dứt khoát của những người làm thịt chuột. Họ làm bất kể ngày đêm, cứ khi nào có hàng về là làm, làm hết lại nghỉ cho đến khi có mẻ chuột mới về.

Chợ chuột Phù Dật: Chợ chuột lớn nhất miền Tây, mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột - 2

Chợ chuột Phù Dật hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Thường chuột đồng ở đây ngoài các đầu mối mua của những người đánh bắt khắp các tỉnh miền Tây, còn có một số thương lái mua từ bên kia biên giới Campuchia chở xe máy qua chợ này bán lại kiếm lời. Do đó, cũng không quá ngoa nếu nói đây là chợ chuột lớn nhất nước. 

Gọi là chợ nhưng thực chất ở đây chỉ có khoảng 10 sạp chuyên mua bán, sơ chế chuột nằm sát mé kênh Phù Dật. Ở đây, chuột được thu mua với giá dao động 25.000 - 35.000 đồng/kg (tùy kích cỡ) và bán ra với giá 50.000 - 70.000 đồng/kg sau khi được làm sạch, ướp đá. Và từ những sạp chuột lèo tèo ban đầu, nay chợ chuột đồng Phù Dật mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột. 

Khác với những phiên chợ khác có nam, có nữ, nhân công làm việc tại chợ chuột Phù Dật đa số là nữ giới. Các công đoạn như đập chuột, lột da, mổ bụng, rút ruột, ướp đá bảo quản... đều do các bà, các chị làm. Bình quân mỗi ngày, một nữ "công nhân" thịt chuột làm được 50 đến 70 kg thành phẩm, được trả công gần 100.000 đồng. Riêng khâu chở thịt chuột đi bỏ mối, cân chuột sống sẽ do cánh đàn ông đảm trách. 

Chợ chuột Phù Dật: Chợ chuột lớn nhất miền Tây, mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột - 3

Ở chợ Phù Dật, số lượng đơn đặt hàng lớn nên chuột được các tiểu thương thu mua bao nhiêu cũng không đủ đáp ứng nguồn cung.

Ngoài bỏ mối buôn, các cơ sở kinh doanh loài gặm nhấm này đều có sạp bán tại chỗ. Khách đến hỏi mua chuột, chỉ con nào là người bán thò tay vào lồng tóm đuôi con đó đem ra, quay 2-3 vòng rồi đập đầu xuống đất. Chuột làm thịt tại chỗ như vậy giá sẽ cao hơn so với bán nguyên con.

Có nhiều cách để săn chuột đồng như đào hang, bẫy, xiên... Ngoài ra, người dân miền Tây còn có cách khác là đuổi cù trong ruộng, tức dụ chuột gom về chòm lúa giữa đồng rồi dùng lưới bắt một lần. Mỗi lần đuổi cù, số lượng chuột bắt được lên tới vài trăm con.

Chợ chuột Phù Dật: Chợ chuột lớn nhất miền Tây, mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột - 4

Sau khi bắt từ ngoài đồng về, chuột được nhốt trong lồng sắt cao hai tấc, dài một mét. Bên ngoài chiếc lồng còn được bọc lớp lưới sắt dày, để khi vận chuyển xa hàng trăm cây số đến bán cho những cơ sở thu mua, chuột vẫn sống. Chuột cơm và cống nhum là 2 loại cho thịt thơm ngon được ưa chuộng. Tại miền Tây, chuột đã trở thành món ăn quá quen thuộc. Thịt chuột hiện là món nhậu không thể thiếu trong thực đơn tại các nhà hàng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM. Với người dân nơi đây, thịt chuột còn là thực phẩm sạch, do thức ăn chủ yếu của loài này là nông sản, cỏ non, còn khu vực sống của chúng lại xa dân cư nên ít mầm bệnh. 

Đến với chợ chuột Phù Dật, du khách sẽ được trải nghiệm một không khí sôi động, nhộn nhịp. Chợ cũng vừa nhận danh hiệu 1 trong 100 phiên chợ độc đáo của Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Khung cảnh những con chuột đồng được bày bán trên những chiếc thúng, những chiếc rổ tạo nên một hình ảnh vừa quen vừa lạ, vừa có phần hơi rùng rợn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.

Chia sẻ

H.M

Tin cùng chuyên mục

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Hăng say với hoạt động hiến máu tình nguyện suốt 6 năm qua, Trương Thảo Linh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia. Cô gái trẻ vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người cựu chiến binh may mắn sống sót trở về vẫn luôn canh cánh nỗi lòng, ước nguyện đi tìm đồng đội đã gửi xương máu lại chiến trường. Suốt phần đời còn lại, họ dành thời gian, công sức, tiền bạc để tìm về chiến trường xưa, mong có thể đưa những đồng đội cũ về quê hương đất mẹ yêu dấu…

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Từng là nạn nhân của một vụ bạo lực tình dục kinh hoàng, bà Gisèle Pélicot - 72 tuổi đã trở thành biểu tượng nữ quyền của Pháp. Cuộc chiến đấu của bà, từ bỏ quyền ẩn danh để đứng trước công lý không chỉ là một tuyên ngôn về sự dũng cảm, mà còn là lời kêu gọi thay đổi sâu sắc về cách xã hội Pháp đối mặt với vấn nạn bạo lực tình dục.