Lời nhắn gửi cộng đồng trong cuộc chiến chống tội phạm mua bán người

Thanh Thanh
Chia sẻ

Thời gian tới, tình hình mua bán người, mua bán trẻ em sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan, các tỉnh/thành phố, các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống mua bán người.

"Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" và "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" với chủ đề "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người" đã khép lại, nhưng những thông điệp mà ngày này gửi tới cộng đồng vẫn rất ý nghĩa trong việc cùng hành động chống tội phạm mua bán người.

Tình hình mua bán người vẫn diễn biến phức tạp

Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi được che giấu dưới nhiều hình thức như: Tham quan, du lịch, ký kết làm ăn kinh tế, lao động xuất khẩu, tổ chức kết hôn thông qua môi giới, nhận con nuôi… Trong đó, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, thay vì tiếp cận và làm quen với nạn nhân trực tiếp, các đối tượng phạm tội tăng cường sử dụng mạng xã hội để tiếp cận nạn nhân, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân, làm cho việc truy tìm tội phạm thêm khó khăn.

Theo Bộ Công an, tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 2/2023, lực lượng chức năng đã giải cứu, tiếp nhận, xác minh khoảng 10.000 trường hợp, trong đó, xác định gần 8.000 người là nạn nhân; phần lớn nạn nhân là phụ nữ, trẻ em (chiếm khoảng 90%) và đa số thuộc các dân tộc ít người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đa phần trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (chiếm hơn 80%). Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, đấu tranh 50 vụ mua bán người với 126 nạn nhân; mua bán trẻ em 48 vụ với 121 nạn nhân. Tội phạm lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, du lịch, thăm thân hoặc lợi dụng nền tảng mạng xã hội, kết nối, tương tác người dùng, chế độ ẩn danh bảo mật thông tin người gửi, tiếp cận nạn nhân qua các mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt.

Lời nhắn gửi cộng đồng trong cuộc chiến chống tội phạm mua bán người - 1

Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga kêu gọi cộng đồng cùng tham gia phòng, chống mua bán người. Ảnh: PVH 

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ, toàn diện về phòng, chống tội phạm mua bán người. Chính phủ đã xây dựng và triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Những nỗ lực đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, đánh giá cho thấy, thời gian tới, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng còn diễn biến phức tạp; cách thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Trẻ em, người chưa thành niên tiếp tục là mục tiêu mà tội phạm nhắm tới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác phòng chống, mua bán người ở Việt Nam còn nhiều thách thức và nhiều việc phải làm, nhất là về hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực...

Phát biểu chỉ đạo tại "Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" năm 2024 là "Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người" vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên và kiên trì thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn. Phòng, chống mua bán người cần được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Cần giải quyết tốt những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội, an dân. Phát huy hiệu quả vai trò các tổ chức quần chúng để bảo vệ phụ nữ, trẻ em, nhất là tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn, hướng dẫn; nhân rộng các phong trào, mô hình, sáng kiến tốt với các hình thức phù hợp với từng vùng, miền, đối tượng; chú trọng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kỹ năng giúp trẻ em, phụ nữ, người yếu thế nhận diện và tự bảo vệ mình, bảo vệ người thân, không để các đối tượng tội phạm lợi dụng, lôi kéo; kịp thời phát hiện nguy cơ từ sớm, từ xa, từ cơ sở; thực hiện quyết liệt các kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn tội phạm; nhanh chóng điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng mua bán người. Tăng cường quản lý, chủ động giúp đỡ, giáo dục, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm để trẻ em, phụ nữ, người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa không bị lợi dụng, dụ dỗ tham gia các hoạt động phạm tội hoặc trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Lời nhắn gửi cộng đồng trong cuộc chiến chống tội phạm mua bán người - 2

Các đại biểu tham gia "Chạy cổ động" hưởng ứng Lễ phát động chung tay phòng, chống mua bán người.

Hội Phụ nữ tích cực tham gia phòng, chống mua bán người

Là tổ chức chính trị xã hội đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, những năm qua, Hội LHPN Việt Nam luôn coi trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và thực hiện thông qua vai trò của người mẹ và gia đình. Đó là các hoạt động giáo dục kỹ năng làm cha mẹ; giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; thực hiện chương trình, đề án của Chính phủ để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, qua đó chăm lo nuôi dạy con tốt. Việc lên tiếng, tham gia giải quyết các vụ việc xâm hại, bạo lực, mua bán trẻ em được đầu tư, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, góp phần xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc. Nhiều mô hình có hiệu quả về an toàn cho phụ nữ và trẻ em được nghiên cứu xây dựng, thí điểm và nhân rộng.

Hội LHPN Việt Nam đã tiên phong trong việc xây dựng nhà tạm lánh đầu tiên ở Việt Nam mang tên Ngôi nhà Bình yên, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục và mua bán người nhằm hỗ trợ kịp thời, khẩn cấp và toàn diện cho nạn nhân.

Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình mua bán người, mua bán trẻ em sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, trong thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan, các tỉnh/thành phố, các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống mua bán người. Đặc biệt là tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ, người dân về sử dụng mạng xã hội an toàn để giảm thiểu nguy cơ mua bán người, mua bán trẻ em và các loại tội phạm trên không gian mạng; thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu hỗ trợ 80% nạn nhân bị bạo lực, bị mua bán trở về được tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội.

Chia sẻ

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non tại khu công nghiệp, khu chế xuất

Phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất không chỉ là mục tiêu của riêng ngành giáo dục mà còn là mối quan tâm hàng đầu của Hội LHPN Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ qua. Đặc biệt, tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, TƯ Hội LHPN Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ đề xuất chính sách/đề án hỗ trợ phụ nữ là lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi...

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số

Thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó có bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), là một trong những nhiệm vụ quan trọng được TP Hà Nội tập trung thực hiện, để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Với một loạt các giải pháp đưa ra và đang thực hiện, khoảng cách về bình đẳng giới trong vùng DTTS ngày càng được thu hẹp.

Phụ nữ Cẩm Lĩnh giúp nhau thoát nghèo, khởi nghiệp

Phụ nữ Cẩm Lĩnh giúp nhau thoát nghèo, khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội LHPN xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì luôn xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội Phụ nữ các cấp từ Trung ương đến cơ sở nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình hội viên phụ nữ, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, xứng danh Thành phố vì hòa bình,...

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Trong đó, mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” đã và đang được các cấp Hội duy trì, nhân rộng góp phần nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng.

Để người cao tuổi tự tin cống hiến

Để người cao tuổi tự tin cống hiến

“Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng và chính người cao tuổi về vai trò của người cao tuổi. Người cao tuổi phải gắn với hình ảnh tự tin, tự chủ, từng trải, hiểu biết thay vì là những người yếu thế, cô đơn, sức khỏe yếu... Có như vậy, người cao tuổi mới tự tin tiếp tục cống hiến, phát huy vai trò trong xây dựng...

Đổi thay nhờ sự đồng hành của báo Hội

Đổi thay nhờ sự đồng hành của báo Hội

Từ năm 2014, Báo Phụ nữ Thủ đô và công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Công ty Home Credit Việt Nam) đã triển khai chương trình trao vốn vay không lãi để hỗ trợ phụ nữ khó khăn trên địa bàn Thành phố có điều kiện phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều chị giờ đã vươn lên, bắt đầu làm ăn khấm khá.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Để hỗ trợ cho các hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng một số nguồn vốn uy tín để tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho chị em, giúp các gia đình hội viên phụ nữ có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên làm...

38 năm Báo Hội đồng hành cùng hội viên phụ nữ

38 năm Báo Hội đồng hành cùng hội viên phụ nữ

Trong 38 năm hình thành và phát triển (19/8/1986-19/8/2024), Báo Phụ nữ Thủ đô đã trở thành người bạn thân thiết, góp phần giúp cán bộ, hội viên phụ nữ nói riêng, các độc giả gần xa nói chung nâng cao kiến thức mọi mặt, tích cực tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho chị em phụ nữ. Cùng lắng nghe những chia sẻ của một số độc giả thân thiết nhân dịp “sinh nhật”...