Ở cữ bị đối xử lạnh nhạt, 1 năm sau tôi mua căn hộ tiền tỷ dọn ra ở riêng

Thy Dung
Chia sẻ

Lương tôi không thấp nên chẳng dại gì để mình phải sống khổ sở, nhất là sau khi vừa sinh xong con.

Hai vợ chồng tôi đều làm việc ở thành phố lớn. Khi tôi mang thai, anh sợ vợ mệt mỏi nên bảo tôi nghỉ việc về để mẹ chồng chăm sóc.

Sau vài tháng sống cùng mẹ chồng, tôi sinh con. Cứ ngỡ mẹ chồng sẽ chăm sóc chu đáo, nhưng khi biết con dâu sinh con gái, bà đã thay đổi hoàn toàn. Thời gian này tôi rất giận, cũng may có chồng đứng ra hòa giải thì tôi mới bình tĩnh được. Vài ngày sau, anh quay trở về nơi làm việc, để lại 2 mẹ con tôi ở quê nhà cùng mẹ chồng.

Chúng tôi dự định mua nhà ở thành phố lớn, giờ lại có con nên áp lực rất lớn nên tôi cũng thông cảm cho chồng. Nhưng không ngờ, vừa khi anh vừa đi, mẹ chồng đã nói tôi là đồ vô dụng, sinh con cũng vô dụng. Bà không thèm chăm sóc con dâu khi ở cữ, còn nói ngày xưa bà sinh xong là xuống giường ngay, tôi quá tiểu thư nên mới cần ở cữ.

Ở cữ bị đối xử lạnh nhạt, 1 năm sau tôi mua căn hộ tiền tỷ dọn ra ở riêng - 1

Mẹ chồng không đối xử tốt với tôi trong thời gian ở cữ. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng ở nhà không nấu ăn, để tôi phải nhịn đói, suốt ngày qua nhà hàng xóm tám chuyện rôm rả. Về nhà còn bắt con dâu giặt quần áo, nấu ăn, lau dọn, nếu tôi không làm thì bà chỉ thẳng vào mặt mà mắng.

Lương tôi không thấp, còn tiết kiệm được kha khá tiền nên đã nghĩ đến việc thuê người giúp việc về phụ chăm con và công việc nhà. Dù gì thì tôi cũng không muốn mình vì ở cữ quá vất vả mà sức khoẻ sau này bị ảnh hưởng. Tôi liền liên hệ với trung tâm tìm người giúp việc, nhưng vừa mới gọi điện, mẹ chồng đã nói lãng phí tiền, bà làm ầm lên khiến họ không muốn giúp nữa.

Tôi giận quá, mua vé máy bay đưa con gái về thành phố nơi tôi làm việc. Một người phụ nữ mới sinh hơn một tuần mà đã phải di chuyển quá xa, lúc đó tôi thực sự cảm thấy khổ, chỉ nghĩ rằng khi sức khỏe tốt hơn thì sẽ cố gắng kiếm tiền, nhất định phải làm mẹ chồng hối hận.

May mắn tôi hồi phục sức khoẻ khá nhanh, chỉ 4 tháng sau đã đi làm lại, ban ngày gửi con ở nhóm trẻ, tối về tự chăm con, cuộc sống rất vất vả. Khi con gái được một tuổi, hai vợ chồng tôi cuối cùng cũng đủ tiền đặt cọc, mua một căn hộ 5 tỷ, gồm có 3 phòng ngủ ở thành phố lớn.

Mẹ chồng nghe tin chúng tôi mua nhà, lập tức đến xin ở nhờ. Tôi không làm thêm giờ, nhưng về nhà cũng không nấu ăn mà đi ra ngoài gọi món, cũng không mời mẹ chồng đi chung. Lương chồng chuyển vào tài khoản, tôi cũng không đưa tiền cho bà. Khi mẹ chồng ốm đau, tôi không chăm sóc hay đưa đi bệnh viện. Mỗi khi nghỉ ngơi, tôi ở trong phòng chơi với con gái, không thèm đếm xỉa bên ngoài.

Mẹ chồng dù khổ mà không nói được, bà biết lúc đó đã đối xử với tôi không tốt nên mới bị con dâu qua mặt. Chưa đầy 3 tháng, mẹ chồng đã hối hận, sau đó còn đưa phong bì gần 20 triệu để xin lỗi, hứa sau này sẽ không trọng nam khinh nữ nữa.

Vì mẹ chồng đã xin lỗi, tôi cũng không so đo với người già, tha thứ cho bà. Thật lòng, tôi cũng không muốn đối xử với mẹ chồng như vậy, nhưng tôi không muốn sau này mình và con gái chịu khổ nên mới phải cứng rắn đến cùng.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: hamhuong76…@gmail.com

Tại sao sản phụ cần phải ở cữ sau sinh?

Ở cữ sau sinh là giai đoạn quan trọng cho sự phục hồi của sản phụ. Đây là thời kỳ mà người mẹ cần nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để cơ thể hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở. Dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao sản phụ nên ở cữ sau sinh:

- Phục hồi thể lực: Quá trình mang thai và sinh nở làm tiêu tốn nhiều năng lượng và sức lực của người mẹ. Việc ở cữ giúp sản phụ có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe và năng lượng.

- Làm lành các vết thương: Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần thời gian để hồi phục và làm lành các vết thương do sinh nở, chẳng hạn như vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn.

- Cải thiện sức khỏe tinh thần: Giai đoạn sau sinh có thể mang đến nhiều biến đổi về tinh thần, bao gồm cả nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Ở cữ giúp sản phụ có thời gian nghỉ ngơi, giảm căng thẳng và áp lực.

- Tăng cường sức đề kháng: Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có thể bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng. Việc ở cữ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

- Hỗ trợ cho việc nuôi con: Thời gian ở cữ là cơ hội để sản phụ làm quen và tập trung vào việc nuôi con, học cách chăm sóc và nuôi dưỡng em bé mới sinh.

- Cân bằng hormone: Sau sinh, cơ thể sản phụ trải qua nhiều thay đổi về hormone. Ở cữ giúp cơ thể điều chỉnh và cân bằng lại các hormone này.

- Chăm sóc dinh dưỡng: Ở cữ giúp đảm bảo rằng sản phụ có chế độ dinh dưỡng tốt, cần thiết cho việc hồi phục sức khỏe và cung cấp đủ sữa cho em bé.

Ở cữ không chỉ là một truyền thống mà còn là một biện pháp khoa học giúp sản phụ phục hồi toàn diện sau sinh.

Chia sẻ

Thy Dung

Tin cùng chuyên mục

Chiếc xe đạp của ông

Chiếc xe đạp của ông

Sáng đó, nhà tôi nhận được tin của người đi đường gọi tới, báo ông tôi bị đụng xe, mau đến đưa ông đi cấp cứu. Hoảng quá, cả nhà vội chạy ra hiện trường vụ tai nạn.

Câu thần chú của mẹ

Câu thần chú của mẹ

“Mẹ có một mình con thôi, mẹ chỉ muốn tốt cho con…”. Mỗi lần mẹ nói thế, là bao nhiêu mâu thuẫn, bực bội, hay bất đồng ý kiến giữa 2 mẹ con đều sẽ được hóa giải. Phần thắng dĩ nhiên thuộc về mẹ. Nhưng giờ, Hạnh đã nhận ra có lẽ mình đã sai khi quá lệ thuộc vào “câu thần chú” ấy.

Để mỗi gia đình là một tổ ấm

Để mỗi gia đình là một tổ ấm

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy cùng Đời sống Gia đình gặp gỡ một số cặp vợ chồng, xem cách họ gìn giữ gia đình luôn là tổ ấm yêu thương. Có thể hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi người mỗi khác, nhưng họ đều biết trân quý hạnh phúc.