Cha mẹ Do Thái dạy con

TUỆ MẪN (Tổng hợp)
Chia sẻ

Người Do Thái có phương pháp nuôi dạy giúp con không chỉ phát triển trí tuệ mà còn hình thành nhân cách tốt. Các cha mẹ có thể nghiên cứu tham khảo, lựa chọn tình huống phù hợp để áp dụng cho quá trình nuôi dạy con của mình.

Giáo dục con theo từng giai đoạn

- Giai đoạn trong bụng mẹ: Giáo dục từ khi con còn trong bụng mẹ là điều mà cha mẹ Do Thái chú trọng. Người Do Thái thường tập trung vào việc tạo ra một môi trường tích cực và cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Họ thường dành thời gian trò chuyện, hát ru, đọc sách cho con nghe ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Một số mẹ bầu người Do Thái còn giải các ô chữ Sudoku và thường xuyên mang theo sách toán bên mình…

- Giai đoạn sơ sinh và dưới 3 tuổi: Trong giai đoạn này, cha mẹ Do Thái thường tập trung vào việc tạo môi trường an toàn và yêu thương cho con. Họ khuyến khích sự tương tác, đọc sách, ca hát và trải nghiệm cùng con. Việc này giúp phát triển ngôn ngữ, tinh thần sáng tạo và tạo niềm tin vào môi trường xung quanh.

- Giai đoạn từ 3 - 5 tuổi: Khi trẻ bắt đầu hình thành nhận thức, cha mẹ thường khuyến khích khả năng tò mò và khám phá của con. Họ cung cấp các hoạt động sáng tạo, đồ chơi giáo dục và khích lệ con học hỏi thông qua trải nghiệm.

- Giai đoạn tiểu học: Cha mẹ Do Thái thường giúp con trong việc phát triển kỹ năng đọc, viết và toán học cơ bản. Họ khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động văn hóa và xã hội, giúp con phát triển sự tự tin và kỹ năng giao tiếp.

- Giai đoạn thiếu niên và thanh thiếu niên: Trong giai đoạn này, cha mẹ thường hướng dẫn con xác định và phát triển đam mê, sở thích và mục tiêu cá nhân, khuyến khích con độc lập, tinh thần trách nhiệm và giúp con xây dựng kỹ năng quản lý thời gian.

- Giai đoạn trưởng thành: Cha mẹ tiếp tục hỗ trợ con trong việc phát triển bản thân và chuẩn bị cho tương lai. Họ khuyến khích con định hình sự nghiệp, xây dựng mục tiêu và giúp con phát triển kỹ năng sống độc lập.

Cha mẹ Do Thái  dạy con - 1

Ảnh minh họa

Dạy trẻ phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề

Cha mẹ người Do Thái thường định hướng, khuyến khích con em phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ xem xét một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và tìm ra giải pháp thích hợp. Họ thường khuyến khích con trẻ đặt ra các câu hỏi, đề xuất ý kiến của riêng mình và phát triển khả năng đánh giá tính khách quan của thông tin. Trong trường hợp con có hành động chưa đúng, cha mẹ Do Thái sẽ khoan phủ nhận suy nghĩ và hành động sai của con mà sẽ gợi ý câu hỏi khác thuyết phục hơn để tăng khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề của con.

Coi trọng trí tuệ và học thức

Cha mẹ Do Thái dạy con quý trọng sách vở, học tập chăm chỉ để đạt tới nền kiến thức sâu rộng. Với người Do Thái, học tập không bao giờ là quá muộn, vì vậy bất cứ thời điểm nào cha mẹ cũng luôn cổ vũ, động viên trẻ tự học và tiếp nhận kiến thức. Kiến thức không chỉ ở tài liệu hay sách vở mà còn ở việc giao lưu với mọi người, học từ trong chính cuộc sống hàng ngày.

Dạy con yêu thương gia đình

Các cha mẹ Do Thái rất quan tâm giáo dục con yêu thương gia đình. Điều này thường được thực hiện thông qua các hoạt động gần gũi, gắn kết mà cả cha mẹ, con cái và những người thân trong gia đình cùng thực hiện với nhau như cùng đọc sách, kể chuyện, cùng chia sẻ công việc nhà.

Theo quan niệm của người Do Thái, giáo dục về gia đình không chỉ nằm ở việc tôn trọng người lớn tuổi, mà còn bao gồm việc chia sẻ yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, người Do Thái tin rằng phẩm chất sẽ quyết định sự thành công của mỗi con người và trẻ cần học được cách yêu thương, đối xử hòa nhã với người khác để nhận lại sự giúp đỡ và thiện cảm từ mọi người. Chính vì vậy, cha mẹ Do Thái thường tạo môi trường ấm cúng và ủng hộ để con cảm nhận tình yêu thương và sự quan tâm. Đồng thời, họ cũng khuyến khích con chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng người khác, từ đó xây dựng xã hội thân thiện và nhân ái.

Chia sẻ

TUỆ MẪN (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục