Mẹ trẻ ở Hà Nội kiêng tắm khiến “chỗ ấy” nứt toác, cơ thể bốc mùi làm mọi người xung quanh phải bịt mũi

LÊ PHƯƠNG.
Chia sẻ

Theo chuyên gia, việc kiêng cữ sau sinh là nên làm nhưng đừng thái quá, nếu không sẽ để lại hệ lụy rất lớn cho sức khỏe, nhất là những bộ phận nhạy cảm vừa trải qua quá trình "vượt cạn".

Chị Nguyễn Thanh Tâm (28 tuổi, ở Hà Nội) sau 10 ngày sinh con đã phải đi khám phụ khoa vì gặp nhiều vấn đề. Bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) - người tiếp nhận và khám cho chị Tâm thông tin, bệnh nhân tới khám trong tình trạng cơ thể có mùi hôi khó chịu, thậm chí người xung quanh còn phải tránh xa. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh bị toác vết khâu tầng sinh môn, âm đạo bị nhiễm trùng.

Sản phụ cho biết mới sinh em bé 10 ngày và kiêng tắm gội từ đó đến nay, thậm chí nếu không phát sinh vấn đề phải đi khám, chị dự định kiêng đến khi đủ 1 tháng. “Tôi cũng khó chịu lắm nhưng mọi người ai cũng khuyên sau sinh còn yếu ớt, tuyệt đối không tắm gội và tôi nghe theo, đến khi thấy “chỗ ấy” đau nhiều, cơ thể bốc mùi nên mới cố đi khám. Trước khi đi khám tôi cũng chưa dám tắm gội, vệ sinh gì”, chị Tâm chia sẻ với bác sĩ.

Mẹ trẻ ở Hà Nội kiêng tắm khiến “chỗ ấy” nứt toác, cơ thể bốc mùi làm mọi người xung quanh phải bịt mũi - 1

Người mẹ trẻ không chỉ cơ thể bốc mùi mà tầng sinh môn cũng nứt toác, viêm nhiễm.

Bác sĩ Thành cho biết, bệnh nhân này đã được tư vấn về cách vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín sau sinh, đồng thời có chỉ định điều trị ngoại trú phù hợp với tình trạng đang cho con bú.

Theo bác sĩ Thành, việc chị em sau sinh kiêng cữ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, bởi sinh con là hành trình “vượt cạn” vô cùng vất vả, mất nhiều sức nên cơ thể rất yếu ớt. Tuy nhiên, việc kiêng cữ cũng phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo sức khỏe của người mẹ.

“Theo quan điểm các cụ xưa truyền lại, sau sinh cần phải kiêng gió, kiêng nước ít nhất 1 tháng, nếu tiếp xúc với nước sớm sẽ đau người, hay ốm vặt, tay chân nổi gân guốc. Tuy nhiên, quan điểm này là không khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phục hồi của người mẹ”, bác sĩ Thành cảnh báo.

Sau khi sinh, nếu không được tắm rửa, vệ sinh, cơ thể người mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, thậm chí còn ảnh hưởng đến con thông qua việc cho bú hay tiếp xúc hàng ngày. Không chỉ vậy, vi khuẩn còn dễ dàng lan sang vết cắt ở tầng sinh môn, vết khâu ở thành bụng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, toác vết mổ vết khâu.

Mẹ trẻ ở Hà Nội kiêng tắm khiến “chỗ ấy” nứt toác, cơ thể bốc mùi làm mọi người xung quanh phải bịt mũi - 2

Việc kiêng tắm gội, vệ sinh sau khi sinh sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng rất lớn nhất là ở vùng nhạy cảm. 

Từ trường hợp trên, bác sĩ Thành khuyến cáo, sau sinh chị em cần tắm, vệ sinh toàn thân từ vết mổ đến vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ. Việc tắm hàng ngày không chỉ giúp cơ thể sạch, tránh nhiễm trùng, tạo cảm giác thư thái mà còn có nhiều lợi ích khác với cơ thể.

Theo đó, phụ nữ sau sinh tắm nước ấm đều đặn giúp xả stress, thư giãn, giảm tình trạng mất ngủ. Sau mỗi lần tắm, cơ thể của mẹ giống như được tái tạo, giúp sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, việc tắm nước ấm sau sinh giúp lưu thông tuần hoàn máu, giúp máu dễ dàng di chuyển đến các bộ phận trên cơ thể hơn.

Tuy nhiên, cũng không áp dụng việc này quá cứng nhắc, nếu sinh đẻ vào mùa đông chỉ nên tắm 2 ngày/1 lần để tránh nhiễm lạnh. Ngày không tắm, chị em có thể lau người, vệ sinh vùng kín, vết mổ. Quá trình tắm gội của mẹ sau sinh cũng cần thận trọng, vì tắm gội không đúng cách cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Thời gian tắm gội cần nhanh hơn bình thường, kể cả mùa hè cũng nên tắm nước ấm, tắm ở nơi kín gió. Tắm gội xong cần lau người, làm khô tóc ngay.

Cuối cùng, bác sĩ Thành nhắn nhủ, sau khi sinh, chị em có bất cứ biểu hiện gì bất thường cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn sớm nhất.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Chia sẻ

LÊ PHƯƠNG.

Tin cùng chuyên mục

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.