Loại quả người Ấn Độ coi là "quả trường sinh", chứa chất chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh, dinh dưỡng gấp đôi táo

HOÀNG DƯƠNG
Chia sẻ

Có thể nhiều người sẽ phàn nàn rằng việc bóc vỏ lựu rồi tách từng hạt rất mất thời gian. Tuy nhiên, xét về giá trị dinh dưỡng và nhiều lợi ích cho cơ thể thì công sức bỏ ra là xứng đáng.

Lựu đỏ được ví như "viên ruby trong trái cây" bởi màu sắc đỏ tỏa sáng như đá quý. Nhưng bạn có biết rằng ở Trung Đông và Ấn Độ, lựu còn được gọi là quả trường sinh, được dùng làm thuốc. 

Vào thời cổ đại, quả lựu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, từ rối loạn tiêu hóa, ký sinh trùng đường ruột, các vấn đề về da,... Quả lựu cũng nổi tiếng trong thần thoại, tương truyền nó được sinh trưởng từ máu của Adonis - một vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp nên được mệnh danh là “quả của người chết”. Lựu cũng tượng trưng cho khả năng sinh sản ở La Mã và Hy Lạp cổ đại, và được liên kết với Aphrodite, nữ thần tình yêu của Hy Lạp. Ngày nay, các nhà khoa học đã công nhận rằng ăn hạt lựu hoặc uống nước ép lựu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vitamin C làm giảm căng thẳng và thúc đẩy tổng hợp collagen

Loại quả người Ấn Độ coi là "quả trường sinh", chứa chất chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh, dinh dưỡng gấp đôi táo - 1

Vitamin C chứa trong quả lựu giúp tổng hợp corticosteroid làm giảm căng thẳng, dopamine, norepinephrine và các chất dẫn truyền thần kinh khác tạo ra cảm xúc hạnh phúc. Đồng thời, vitamin C còn giúp tổng hợp collagen, ngoài ra còn giúp sửa chữa những tổn thương da do tia cực tím gây ra, cải thiện vết nám và nếp nhăn.

Giàu polyphenol giúp trẻ hóa mạch máu

Lựu có màu đỏ là do chứa các polyphenol như anthocyanins, proanthocyanidins và axit ellagic. Nghiên cứu của Viện khoa học hệ tuần hoàn Tây Ban Nha chỉ ra rằng, chất polyphenol chứa trong quả lựu đỏ có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, làm trẻ hóa mạch máu và cải thiện hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể.

Ngăn ngừa xơ cứng động mạch, ức chế cholesterol xấu

Lựu đỏ được chú ý nhiều nhất nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, được mệnh danh là “vua chống oxy hóa”, khả năng chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh. Quá trình oxy hóa cholesterol xấu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, ăn lựu đỏ có thể ngăn cản quá trình oxy hóa màng tế bào, ức chế quá trình oxy hóa cholesterol xấu và còn có thể hạ huyết áp.

Loại quả người Ấn Độ coi là "quả trường sinh", chứa chất chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh, dinh dưỡng gấp đôi táo - 2

Ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh

Phụ nữ sau mãn kinh sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn do các yếu tố như suy giảm nội tiết tố nữ và lão hóa thể chất. Chất estrone chứa trong quả lựu đỏ có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen. Trong nghiên cứu phân tích thực nghiệm trên động vật, lựu đỏ có tác dụng cải thiện chứng loãng xương, thoái hóa khớp và các bệnh khác.

Giúp tiêu hóa

Giống như các loại trái cây khác, quả lựu cũng rất giàu vitamin, so với các loại táo thông thường thì lượng vitamin chứa trong quả lựu cao gấp đôi quả táo và lê. Ngoài ra, lựu cũng rất giàu axit hữu cơ, có thể giúp chúng ta tiêu hóa hiệu quả thức ăn trong dạ dày, đồng thời thúc đẩy các chất dinh dưỡng trong những thực phẩm này được cơ thể hấp thụ tốt hơn, vì vậy khi bị khó tiêu, bạn cũng nên thử thêm lựu vào chế độ ăn uống.

Ngăn ngừa suy giảm chức năng não bộ

Lựu chứa ellagitannin, hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Ba Lan được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế năm 2019 cho thấy ellagitannin có thể giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer bằng cách giảm tổn thương oxy hóa và bảo vệ các dây thần kinh não khỏi sự phát triển của bệnh Alzheimer.

Loại quả người Ấn Độ coi là "quả trường sinh", chứa chất chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh, dinh dưỡng gấp đôi táo - 3

6 kiểu người nên ăn ít lựu

Dù lựu ngon vả bổ nhưng có một số người nên ăn ít hoặc tránh ăn kẻo gây tổn hại tới sức khỏe.

Người bị đau sâu răng: Lựu chứa nhiều đường nên cần chú ý lượng ăn.

Bệnh nhân tiểu đường: Nước ép lựu có nhiều đường, dễ khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tăng cao, bạn có thể chọn loại nước ép lựu không thêm đường.

Người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc cao huyết áp, thuốc hạ mỡ máu: Lựu cũng giống như bưởi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, bệnh nhân trước tiên nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc tránh ăn.

Bệnh nhân loét dạ dày, hành tá tràng: Vị chua của lựu dễ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, người dạ dày kém, hạt lựu cũng khó tiêu hóa hơn.

Người bị bệnh thận mãn tính và tăng kali máu: Lựu là loại trái cây có hàm lượng kali cao, không nên ăn quá nhiều.

Trẻ em hoặc người già khi ăn phải cẩn thận tránh để hạt lựu chạy vào đường thở gây tắc nghẽn.

Chia sẻ

HOÀNG DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…