Chuyên gia chỉ các lỗi ăn uống khi cho con đi du lịch khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn và cách chọn thực phẩm an toàn

LÊ PHƯƠNG.
Chia sẻ

Đôi khi những điều rất đơn giản trong ăn uống khi đi du lịch nhưng nếu không chú ý có thể khiến trẻ phải trả giá đắt, thậm chí nhập viện và nguy hiểm đến tính mạng.

Trong mỗi chuyến du lịch, nhất là các dịp nghỉ lễ dài ngày, nhiều gia đình có trẻ nhỏ lại vô cùng lo lắng về vấn đề ăn uống của con. Theo đó, nỗi lo thường trực nhất là tình trạng ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trong quá trình đi du lịch. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ, thì sự cố không ai mong muốn này còn làm cho chuyến du lịch không được vui vẻ và trọn vẹn.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - nguyên Trưởng khoa Vi chất (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết trong các chuyến đi, lỗi phổ biến nhất của phụ huynh là để cho trẻ bị đói bụng trong khi dạo chơi khắp nơi. Bên cạnh đó, mất nước, nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm là những vấn đề phổ biến khiến cho trẻ bị táo bón, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa trong khi đi du lịch.

PGS Xuân Ninh chỉ ra những lỗi cha mẹ hay mắc nhất khi cho con ăn uống trong lúc đi du lịch, đó là:

- Sử dụng quá nhiều sản phẩm ăn dặm được chế biến sẵn: Những sản phẩm này không đủ chất sẽ khiến cho trẻ dần biếng ăn.

- Chưa đảm bảo vệ sinh và số bữa đối với trẻ bú mẹ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

- Đối với những bé lớn hơn đi du lịch, thức ăn lạ và mới cũng là một vấn đề hay gặp. Có những bé khi gặp những thức ăn mới lạ thì hấp dẫn, kích thích ăn được nhiều hơn nhưng cũng không nên để cho bé ăn quá nhiều một loại thực phẩm vì có thể bé bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hóa...

Chuyên gia chỉ các lỗi ăn uống khi cho con đi du lịch khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn và cách chọn thực phẩm an toàn - 1

Việc chiều chuộng, chỉ cho trẻ ăn những thứ trẻ thích cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

- Bé không ăn đủ và cân bằng 5 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, dầu mỡ, rau xanh và quả chín, sữa.

- Trẻ uống quá nhiều nước ngọt bởi nước ngọt là nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, đầy bụng, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Không đảm bảo ăn chín, uống sôi cho trẻ do một số khu du lịch có những món ăn tái, sống nên có thể gây rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn tiêu hóa cho trẻ.

Ngoài ra, PGS Ninh còn cảnh báo một sai lầm rất thường gặp, tưởng chừng không liên quan nhưng lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề ăn uống đó là không rửa tay cho trẻ. Đây là một điều tưởng như đơn giản nhưng lại là nguyên nhân đóng góp rất nhiều cho các tình trạng tiêu chảy, rối loạn và nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ khi đi du lịch.

Vậy làm sao để chọn thực phẩm an toàn cho trẻ, tránh tình trạng ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa? PGS Ninh tư vấn, bố mẹ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Không nên cho trẻ ăn quá no mà thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn và đừng dồn dép con; không nên cho con nằm ngay sau khi ăn.

- Không cho con ăn những thức ăn nướng, có dầu mỡ hay những thực phẩm đóng hộp.

Chuyên gia chỉ các lỗi ăn uống khi cho con đi du lịch khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn và cách chọn thực phẩm an toàn - 2

Khi đu du lịch vẫn rất cần cho trẻ ăn đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng và tránh xa nguồn ô nhiễm như đất, nước.

- Thường xuyên bổ sung rau, quả, củ vào mỗi bữa ăn hàng ngày để giúp cho trẻ có hệ tiêu hóa tốt hơn.

- Thường xuyên cho trẻ tập những bài tập thể dục để con được vận động mỗi ngày kể cả khi đi du lịch, giữ cho con tinh thần thật thoải mái.

- Hạn chế cho con tiếp xúc với những nguồn nước bị ô nhiễm, các loại gia súc và gia cầm vì đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

- Cho trẻ ăn chín, uống sôi và luôn giữ cho trẻ môi trường sống được ngăn nắp, sạch sẽ.

Dù chỉ là vài ngày đi du lịch nhưng phụ huynh cần thường xuyên bổ sung các loại vi khuẩn có ích cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và duy trì cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn. Đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm như: các hạt nảy mầm, giá đỗ để tăng thêm năng lượng và hóa lỏng thức ăn.

Chia sẻ

LÊ PHƯƠNG.

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…