Cảm cúm ở phụ nữ mang thai

Thu Linh
Chia sẻ

Theo BSCKII Nguyễn Công Định - Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), cảm cúm là nhóm bệnh lý do nhiễm nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra, có nhiều nhóm cúm như cúm A, B và C, trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất.

Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân cảm cúm ở phụ nữ có thai

Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ có sự thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cho mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của mẹ giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm lạnh và cúm.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cúm cũng khiến mẹ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, đờm của người bệnh thông qua không khí, lây nhiễm sang người bình thường.

Cúm là bệnh thường gặp, rất khó tránh đối với mẹ bầu do cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn nên dễ bị virus tấn công gây bệnh. Bà bầu bị cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng dài hơn so với người bình thường. Nếu người bình thường bị cúm khoảng 3 - 4 ngày thì mẹ bầu thường bị lâu hơn, khoảng 1 tuần hoặc hơn.

Cảm cúm ở phụ nữ mang thai - 1

Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống. Một số loại thuốc điều trị các triệu chứng của cúm có thể gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, có thể gây dị tật bẩm sinh trên ruột của trẻ (hẹp ruột non, nứt bụng) như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại sirô chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan.

Tuy nhiên, khi bị cúm, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, phụ nữ mang thai cũng không nên quá lo lắng, hoang mang để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Với sự tiến bộ của y học hiện đại và công nghệ siêu âm 4D hiện nay các bác sĩ sản khoa sẽ sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

BS Định cho hay: Hiện nay không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm cúm thông thường. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng vắc xin cúm. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh bởi vắc xin ngừa cúm không gây nguy cơ cho mẹ và bé

Chưa kể, các virus gây cảm cúm không chỉ lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện mà còn có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình. Vì vậy, việc ngăn ngừa bệnh tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm.

Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, BS Định khuyến cáo thêm: Phụ nữ mang thai nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Phụ nữ có thai cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục đều đặn, phù hợp…

Chia sẻ

Thu Linh

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…