Thứ xưa không ai biết ăn, giờ thành đặc sản vô cùng nổi tiếng nhưng hiếm, giòn sần sật dân thành phố thích mê mẩn

H.A
Chia sẻ

Quả cau để ăn trầu đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng ít ai biết được rằng đọt của cây cau cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon. 

Cây cau từ lâu đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam, nhất là Bắc Bộ. Cây cau thường rộ hoa, kết trái nhiều nhất là vào độ cuối xuân  đầu hạ. Quả cau dùng để ăn trầu, còn thân cau già còn được dùng làm cột nhà, bắc cầu qua lại kênh rạch, làm máng xối hứng nước, hay vót đũa ăn cơm, …

Ít ai biết được rằng ngoài quả, có một bộ phận nữa của cây cau cũng ăn được, và có thể chế biến thành nhiều món ngon nức tiếng, đó là đọt cau. 

Thứ xưa không ai biết ăn, giờ thành đặc sản vô cùng nổi tiếng nhưng hiếm, giòn sần sật dân thành phố thích mê mẩn - 1

Cây cau vốn quen thuộc ở các làng quê Việt Nam nhưng ít ai biết được rằng đọt cau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon

Đọt cau còn được gọi là củ hũ cau. Muốn có đọt cau, trước hết người ta phải chặt lấy phần ngọn cau, lột hết bẹ ra, phần còn lại có màu trắng đục, mềm và giòn, đó chính là phần đọt cau.

Đọt cau so với củ hũ dừa đúng là một trời một vực, to lắm chỉ bằng cổ tay, nhiều cây đọt cau chỉ nhỏ xíu như lóng tay. Đọt của cây cau màu trắng ngà, mùi cau thơm nức.

Theo các nhà dinh dưỡng, đọt cau là một món ăn ngon, đậm đà hơn củ hủ dừa với nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và các chất khoáng như: sắt, kẽm, magie… và không hề chứa cholesterol, chất béo bão hòa.

Thứ xưa không ai biết ăn, giờ thành đặc sản vô cùng nổi tiếng nhưng hiếm, giòn sần sật dân thành phố thích mê mẩn - 2

Đọt cau vừa bùi vừa thơm, lại giòn sần sật hấp dẫn. Thế nhưng, thứ đặc sản này rất hiếm, không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức

Đọt cau sau khi được thái mỏng phải ngâm giấm pha với nước muối khoảng 30 phút để không bị đen nâu lại và loại bỏ chất chát. Thông thường người ta chế biến đọt cau thành những món ăn ngon như: xóc tỏi, luộc, làm nộm, làm gỏi hay xào với các loại thịt. Trong đó ếch đồng nấu với đọt cau hay cá tràu om đọt cau là những món ăn tuyệt phẩm, có mặt trong các nhà hàng, được du thích thích mê mẩn. 

Anh Thái An (ở Thanh Chương, Nghệ An) chia sẻ: "Đọt cau thái mỏng hay dày đều dùng được. Lát mỏng mềm tan trong miệng, lát dày lại giòn sần sật. Có thể nhiều người không biết đọt cau ăn được, chứ những người lớn lên ở vùng quê như chúng tôi, đọt cau còn gắn với những kỷ niệm của tuổi thơ.

Thứ xưa không ai biết ăn, giờ thành đặc sản vô cùng nổi tiếng nhưng hiếm, giòn sần sật dân thành phố thích mê mẩn - 3

Đọt cau xào ếch là món ngon nổi tiếng

Cây cau nhà nào cũng trồng, nhưng ít ai tự dưng chặt cây cau đi để lấy đọt, chỉ lúc lúc cau bị sâu, hoặc làm đường, làm sân, bất đắc dĩ người ta mới hạ cau xuống, tiện thể thưởng thức món ngon lạ miệng. Cái vị béo, bùi, mùi thơm của đọt cau khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi". 

Theo anh An, hiện ở quê anh thỉnh thoảng cũng có người bán đọt cau nhưng số lượng ít lắm. Ở chợ quê, cứ có đọt cau là khách tranh nhau mua, giá khoảng 100.000 đồng/kg.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…

Xây dựng môi trường làm việc an toàn

Xây dựng môi trường làm việc an toàn

Thực hiện tốt an toàn lao động là động lực để người lao động tích cực thi đua lao động sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Nâng cao hiểu biết cho người lao động

Nâng cao hiểu biết cho người lao động

Đa phần công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố đến từ các tỉnh/thành. Trong bối cảnh thế giới ảo đang có sức hút lớn, kênh giải trí chủ yếu của nhiều công nhân lao động là internet, rất cần có các hoạt động để nâng cao hiểu biết pháp luật, chăm lo đời sống tinh thần, tập hợp, thu hút, định hướng tư tưởng công nhân lao động.