Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới

Bài và ảnh: Mai Chi
Chia sẻ

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 có chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội luôn đầu tư, quan tâm đến công tác bình đẳng giới, an sinh xã hội sao cho người dân và cộng đồng ngày một nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, rút ngắn khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực. Bởi lẽ, xóa bỏ bạo lực giới, rút ngắn khoảng cách giới cũng chính là tiến bộ của toàn xã hội.

“Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”

Theo bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, thời gian qua, TP Hà Nội triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030, các chỉ tiêu về Chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 tiếp tục được các sở, ngành TP và UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm thực hiện.

Nhiều chỉ tiêu về bình đẳng giới đạt và vượt kế hoạch như tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cả 3 cấp đều đạt chỉ tiêu trên 60%; 100% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; 100% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn; 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới - 1

Hà Nội phát động và khai mạc Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội tiếp tục được thành phố quan tâm, thực hiện kịp thời, đúng, đủ, đảm bảo các quy định của Trung ương và chính sách đặc thù của Thành phố. Trong 10 tháng năm 2024, đã có 28.867 lao động nữ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài các chính sách chung, Thành phố còn triển khai thực hiện các chính sách, chương trình chuyên đề, đặc thù liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ đã giúp phụ nữ Thủ đô có cơ hội học tập, tiến bộ, tiếp cận các nguồn lực ưu đãi, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2019-2025”; Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”; Đề án “Đưa việc giảng dạy nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và trình độ đại học giai đoạn 2024-2025”...

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm nay, Thành phố tiếp tục quan tâm tăng cường thực hiện các yêu cầu, nội dung đề ra tại Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 21/10/2024 của UBND Thành phố, trong đó tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền chủ đề, thông điệp, các hoạt động của Tháng hành động bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế của địa phương đặc biệt huy động sự tham gia hưởng ứng tích cực của nam giới; Tuyên truyền các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em nói riêng, vai trò của việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; tăng cường thực hiện số hóa trong truyền thông để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái; huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột, người chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu...; kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.

Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội Phụ nữ

Hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, thời gian qua, các cấp Hội LHPN thành phố đã tích cực triển khai các đề án, chương trình của thành phố; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ và nhân dân về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em. Hội đã xây dựng nhiều mô hình mới về phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em như “Thành phố an toàn, thân thiện đối với phụ nữ và trẻ em gái”, “Nhà trọ an toàn”, “Chung cư an toàn”, “Gia đình nói không với bạo lực”... Nhiều nơi có mô hình sáng tạo như: “Câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực gia đình”, “Câu lạc bộ nam giới tiên phong trong phòng, chống bạo lực gia đình”, “Câu lạc bộ nam giới đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em”...

Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới - 2

Chương trình Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động của Hội LHPN huyện Đông Anh.

Những bài học từ thực tiễn tại cấp cơ sở luôn là kinh nghiệm quý giá cho công tác tăng cường bình đẳng giới, nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới. Tăng cường sự tham gia, vào cuộc của nam giới là cách làm mà Hội LHPN huyện Gia Lâm đang triển khai. Đây là nơi đang triển khai nhiều câu lạc bộ nam giới tiên phong trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bà Vũ Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm cho biết, điều cần có là huy động sự vào cuộc của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền là nam giới, đồng thời lựa chọn chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ trúng với nhu cầu của nam giới...

Một trong những giải pháp hiệu quả mà các cấp Hội đã áp dụng chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xóa bỏ bạo lực giới, bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; mất cân bằng giới tính khi sinh..., giúp người dân thay đổi nhận thức, chung tay xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Lãnh đạo Hội LHPN huyện Đông Anh chia sẻ, Hội chú trọng tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ khu công nghiệp và khu chế xuất với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như thông qua sinh hoạt Chi hội, CLB, tổ nhóm phụ nữ tín dụng - tiết kiệm, tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, hội thi... Ngoài ra, mô hình “Tổ tư vấn” trong các cấp Hội cũng được hưởng ứng. Với 98 Tổ tư vấn trong toàn hệ thống Hội, đã tham gia giải quyết nhiều vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.

Thực tế, nhận thức về bạo lực giới, bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Rất nhiều người đã sẵn sàng cất lên tiếng nói, tạo ra một làn sóng thay đổi, khuyến khích mọi người chủ động tham gia vào cuộc chiến chống lại bạo lực giới. Điều này góp phần giúp phụ nữ, trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, giảm bớt áp lực và nguy cơ bị bạo lực, xâm hại. Song, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, toàn xã hội cần chung tay hành động.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Cách tiết kiệm chi phí khi du lịch

Cách tiết kiệm chi phí khi du lịch

Tiết trời vào thu là dịp tốt cho các chuyến du lịch. Nhưng, làm sao để có những chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ mà chi phí không vượt quá ngân sách cho phép? Kiểm soát và quản lý tiền trong mỗi chuyến du lịch thế nào để đảm bảo không bị mất hoặc tiêu xài quá đà. Hãy tham khảo các cách sau.

Muốn yêu hơn quá khứ, hãy đến với bảo tàng

Muốn yêu hơn quá khứ, hãy đến với bảo tàng

Muốn tìm hiểu về lịch sử Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, về những chiến thắng lẫy lừng hay lịch sử dân tộc Việt Nam vừa huy hoàng vừa gian khổ thì bảo tàng có lẽ là điểm đến cần thiết và hữu ích hơn cả. Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc, bảo tàng còn là một “tài nguyên” trực quan giúp truyền tải kiến thức, tình yêu, niềm...

Người phụ nữ xóa bỏ “văn hóa nam giới” trong doanh nghiệp

Người phụ nữ xóa bỏ “văn hóa nam giới” trong doanh nghiệp

Năm 2023, Margherita Della Valle, doanh nhân người Ý, đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn viễn thông hàng đầu Vodafone, một nhiệm vụ đầy thách thức trong bối cảnh công ty đối mặt với những chỉ trích về hiệu suất kém hiệu quả từ phía nhà đầu tư và các nhà phân tích.

Nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có quyền, nghĩa vụ và cơ hội được hưởng thụ lợi ích như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Từ trong chính gia đình, nếu mỗi thành viên cùng chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái sẽ là sự cần thiết để tạo ra một gia đình hạnh phúc, nơi mọi thành viên đều có thể phát triển và sống một cách cân bằng, góp phần xây dựng...