Tâm lý học cho chúng ta biết rằng không phải tất cả các mối quan hệ đều như nhau. Một số người bạn làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta, trong khi những người khác thì không mang lại nhiều giá trị.
1. Người bi quan trường kỳ
Chúng ta đều đã từng gặp những người như vậy, dường như luôn nhìn thấy "nửa ly nước vơi", dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm lý học cho biết rằng sự tiêu cực liên tục có thể gây kiệt sức và bất lợi cho sức khỏe tinh thần của chính chúng ta. Đó không chỉ là việc làm giảm đi tâm trạng mà cái nhìn của họ có thể ảnh hưởng một cách tinh tế đến quan điểm của chính chúng ta, khiến chúng ta nhìn thế giới qua một lăng kính u tối hơn.
Chúng ta có quyền tác động đến cuộc sống và trạng thái tinh thần của chính mình, nhưng điều này cũng cho thấy mức độ chúng ta bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường xung quanh và những người trong đó. Một người bạn luôn bi quan có thể làm suy yếu sự tích cực và hạnh phúc tổng thể của chính bạn. Sẽ tốt hơn khi chúng ta bao quanh mình bằng những người bạn có thể mang đến một cái nhìn cân bằng.
2. Người ủng hộ một chiều
Bạn đã bao giờ có một người bạn chỉ xuất hiện khi họ cần điều gì đó chưa? Họ vui vẻ đi chơi khi cần lời khuyên hoặc sự hỗ trợ nhưng sẽ đột nhiên quá bận rộn khi bạn gặp khó khăn. Cảm giác như tình bạn của các bạn chỉ là một sự tiện lợi hơn là một mối liên kết đôi bên.
Một người bạn chỉ biết nhận mà không bao giờ cho đi có thể không mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của bạn. Điều quan trọng là các mối quan hệ phải có đi có lại; cả hai bên nên được hưởng lợi, học hỏi và phát triển từ tình bạn đó.
3. Người liên tục cạnh tranh
Bạn có một người bạn biến mọi thứ thành một cuộc thi không? Dù là về việc ai đạt điểm cao hơn, ai có công việc tốt hơn, hay thậm chí ai làm món mì ngon hơn, họ luôn trong trạng thái cạnh tranh.
Nhu cầu so sánh và cạnh tranh không ngừng này có thể khiến chúng ta cảm thấy mình không đủ tốt. Nó có thể tước đi niềm vui và sự tự tin của chúng ta.
Những người bạn thật sự nên khiến chúng ta cảm thấy được nhìn thấy, được lắng nghe và được trân trọng, thay vì cảm thấy như thể chúng ta đang trong một cuộc đua bất tận. Một người bạn liên tục cạnh tranh với bạn có thể không mang lại giá trị mà bạn xứng đáng có được cho cuộc sống của mình.
4. Nam châm thu hút rắc rối
Tất cả chúng ta đều có một người bạn dường như sống trong một bộ phim truyền hình dài tập. Luôn có một cuộc khủng hoảng, một cuộc tranh chấp, một tấn bi kịch nào đó bao trùm cuộc sống của họ.
Hỗ trợ bạn bè trong những lúc khó khăn là điều tự nhiên nhưng sự hỗn loạn liên tục có thể gây kiệt sức và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chính chúng ta. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Nhân cách và Xã hội đã phát hiện ra rằng căng thẳng có thể lây lan. Khi chúng ta ở gần những người liên tục căng thẳng hoặc gặp rắc rối, chúng ta có khả năng hấp thụ căng thẳng đó vào mình.
Tình bạn cân bằng nên mang lại nhiều niềm vui hơn là căng thẳng. Nếu bạn thấy những rắc rối của một người bạn đang bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chính bạn, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại giá trị mà họ mang lại cho cuộc sống của mình.
5. Kẻ độc chiếm thời gian
Bạn đã bao giờ có một người bạn dường như chiếm hết thời gian rảnh của bạn chưa? Việc có những người bạn muốn dành thời gian cho chúng ta là điều tuyệt vời nhưng nó sẽ trở thành vấn đề khi nhu cầu của họ dường như lấn át nhu cầu của chúng ta.
Hãy luôn biết cách đặt ra ranh giới trong tình bạn của bạn. Việc sẵn sàng giúp đỡ một người bạn không có nghĩa là bạn phải hy sinh thời gian cá nhân hoặc bỏ bê các khía cạnh khác của cuộc sống. Một người bạn độc chiếm thời gian của bạn có thể không mang lại giá trị và sự cân bằng cần thiết cho một tình bạn lành mạnh.
6. Đồng đội chỉ ở mức độ hời hợt
Liệu một người có thể là một người bạn tốt nếu các cuộc nói chuyện luôn chỉ về thời tiết, bộ phim mới nhất hoặc bữa tối hôm qua? Đây là những người bạn không bao giờ đi sâu hơn, những người né tránh những cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Mặc dù điều này có vẻ vô hại nhưng những tình bạn hời hợt này có thể khiến chúng ta cảm thấy không trọn vẹn và bị ngắt kết nối.
Những cuộc trò chuyện sâu sắc và có ý nghĩa thường giúp chúng ta phát triển, hiểu rõ bản thân hơn và hình thành những mối liên kết sâu sắc hơn. Những tình bạn "nhẹ nhàng" này đôi khi có thể gây nặng nề cho cảm giác kết nối và thuộc về của chúng ta.
7. Đồng minh không đáng tin cậy
Bạn đã bao giờ có một người bạn không bao giờ có mặt khi bạn cần họ chưa? Sự đáng tin cậy là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ mối quan hệ nào. Như nhà tâm lý học Erik Erikson đã nói: "Cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có sự phụ thuộc lẫn nhau". Trong tình bạn, điều này có nghĩa là có thể tin cậy lẫn nhau.
Một người bạn không đáng tin cậy có thể không thêm nhiều giá trị vào cuộc sống của bạn. Suy cho cùng, ý nghĩa của tình bạn là gì nếu bạn không thể trông cậy vào họ khi bạn cần nhất?