Chuyên gia chất độc: "3 bộ phận rất độc của cá nhiều người mê nhưng tôi chê không bao giờ ăn"

HOÀNG THÙY.
Chia sẻ

Chuyên gia chất độc học người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết lý do cô luôn loại bỏ 3 bộ phận của cá lớn khi ăn là vì nỗi lo bị nhiễm kim loại nặng.

Cá là thực phẩm bổ dưỡng và được các chuyên gia khuyến khích nên ăn đều đặn để có thể tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng nên ăn, bởi có một vấn đề đáng lo ngại là  tồn dư hàm lượng kim loại nặng.

Chuyên gia Tan Dunci, y tá khoa độc chất lâm sàng của Linkou Chang Gung Bệnh viện Memorial, Đài Loan (Trung Quốc) được mệnh danh là “bà đỡ đầu của chất độc học” mới đây đã chia sẻ trong một chương trình y tế rằng cô có quy tắc 3 không khi ăn cá.

1. Không ăn cá lớn

Chuyên gia Tan Dunci cho biết không bao giờ ăn các loại cá lớn vì hàm lượng thủy ngân cao. Các cơ quan y tế của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đài Loan cũng khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều cá ngừ, cá kiếm, cá mập và cá nhiều dầu vì hàm lượng kim loại trong các loại cá này rất cao. Riêng phụ nữ mang thai và trẻ em càng nên hạn chế ăn để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. 

Chuyên gia chất độc: "3 bộ phận rất độc của cá nhiều người mê nhưng tôi chê không bao giờ ăn" - 1

Chuyên gia Tan Dunci nhắc nhở rằng cá lớn chứa hàm lượng kim loại nặng cao nên phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn quá nhiều.

2. 3 bộ phận của cá không ăn

Đặc biệt, chuyên gia Tan Dunci cho biết cô không bao giờ ăn 3 bộ phận của cá lớn gồm: Đầu cá, da cá và nội tạng cá vì kim loại nặng rất dễ tích tụ trong đó. Tuy nhiên, chuyên gia Tan Dunci nhấn mạnh rằng đây là ám chỉ "cá lớn" còn những loại cá nhỏ, cô vẫn khuyến khích mọi người nên ăn cả con chẳng hạn như cá thu.

Chuyên gia chất độc học cũng tiết lộ rằng khi nấu cá hồi, cô thường loại bỏ da. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy chiên cá hồi bỏ da giúp giảm 40% kim loại nặng so với chiên cả cá hồi còn da. Cá hồi là loại cá bổ dưỡng thường được biết đến với tác dụng tốt cho não bộ nên các bậc phụ huynh hay cho trẻ nhỏ ăn. Tuy nhiên, có lẽ mọi người nên cân nhắc việc loại bỏ phần da cá trước khi cho con ăn. 

Chuyên gia chất độc: "3 bộ phận rất độc của cá nhiều người mê nhưng tôi chê không bao giờ ăn" - 2

Tan Dunci tiết lộ cô luôn bóc bỏ phần da cá hồi để giảm hàm lượng kim loại nặng. (Ảnh minh họa)

3. Không ăn cá sống

Cuối cùng, chuyên gia Tan Dunci cho biết bản thân không phải là người thích ăn hải sản sống. Mặc dù công nghệ đông lạnh hiện nay rất phức tạp và cá được đông lạnh nhanh chóng ngay khi được vớt lên, giúp bảo quản độ tươi tốt nhất nhưng hải sản sống rất dễ bị va chạm và hư hỏng, có thể bị rách da trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngay khi da bị rách. 

Nếu muốn tránh tình trạng rách da cá khiến vi khuẩn xâm nhập, những người đánh bắt có thể phải sử một số loại thuốc. Do đó, chuyên gia Tan Dunci khuyên mọi người vẫn nên ăn cá nấu chín, tập trung vào cá nhỏ. Cách để nhận biết cá nhỏ là những loại cá chỉ to bằng lòng bàn tay của bạn hoặc nếu bạn có thể nhìn thấy "đầu và đuôi" trên đĩa thì được coi là cá nhỏ.

Chia sẻ

HOÀNG THÙY.

Tin cùng chuyên mục

Nội soi thăm dò buồng tử cung

Nội soi thăm dò buồng tử cung

Kỹ thuật nội soi thăm dò buồng tử cung được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán kịp thời các bệnh lý buồng tử cung, đồng thời hỗ trợ điều trị xử lý các tổn thương một cách tốt nhất, giúp tăng tỉ lệ có thai tự nhiên cũng như tăng hiệu quả chuyển phôi thành công ở các cặp vợ chồng can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Zona

Biện pháp phòng ngừa bệnh Zona

Zona là bệnh nhiễm trùng da gây nên do Varicella zoster virus (VZV) với đặc trưng là các tổn thương da dạng ban đỏ, mụn nước, bọng nước thành đám dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên khu trú ở một bên cơ thể.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng như viêm phổi, viêm tim, viêm não, suy hô hấp...