Loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản mùa hè, bao người thích mê vì lạ lẫm

H.A
Chia sẻ

Trâm rừng là món ăn ký ức của nhiều thế hệ ở miền Tây nay thành đặc sản được người dân thành phố thích mê, vừa có vị ngọt, vừa có vị chua và chát.

Đến hẹn lại lên, khi tiết trời chuyển sang hè, mấy cơn mưa đầu mùa ghé qua, ấy là lúc những trái trâm chín rộ. Mùa trâm còn được nhớ đến qua bài đồng dao quen thuộc: “Trời mưa lâm râm. Cây trâm có trái. Con gái có duyên…” từng gắn với ký ức của biết bao thế hệ ở miền Tây.

Trái trâm còn có tên gọi khác là trâm mốc, trâm vối hay vối rừng. Cây trâm mọc dại trong rừng từ rất lâu, đặc biệt là vùng Bảy Núi (An Giang), trong đó tập trung nhiều ở 2 xã Núi Tô và Cô Tô của huyện miền núi Tri Tôn. Loại cây này thích hợp với thời tiết, khí hậu miền sơn cước, không cần chăm sóc, tưới phân, cứ tới mùa là cây trổ hoa, kết trái nên nhiều người gọi trâm là thứ đặc sản "trời cho".

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản mùa hè, bao người thích mê vì lạ lẫm - 1

Trái trâm còn có tên gọi khác là trâm mốc, trâm vối hay vối rừng. Thông thường cây trâm ra hoa vào đầu mùa hè, hoa trâm kết thành từng chùm, chùm hoa trắng chi chít, hương thơm thoang thoảng.

Theo thời gian, những chùm hoa ấy được thay thế bằng những chùm trái non xanh. Trái trâm có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay, có màu xanh khi còn non, lúc chín trái trâm chuyển màu từ xanh sang đỏ, tím, đen. Loại quả dại này chín rộ vào khoảng cuối tháng 5 đến tháng 7 âm lịch hàng năm. Khi chín nó có màu tím lịm nổi bật, từng trái no tròn căng bóng chẳng lẫn vào đâu được. Trước đây đám trẻ con ở Tri Tôn rủ nhau đi hái trái trâm chấm kèm theo chén muối ớt giã nhuyễn, vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn, hễ nhắc tới là thèm thuồng. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì trời mưa càng nhiều vị trái này sẽ càng chua.

Món quà quê dân dã ngày nào giờ đã được người dân ở Tri Tôn hái bán để kiếm thêm thu nhập. Dạo một vòng quanh chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, có khá nhiều địa chỉ rao bán quả trâm với giá lên tới 130.000 đồng/kg. Đối với loại trái cây đặc trưng này, tùy vào sở thích mà mỗi người sẽ có cách ăn khác nhau, chúng ta có thể ăn nguyên chất, nhưng có người lại thích chấm với muối để tăng thêm hương vị.

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản mùa hè, bao người thích mê vì lạ lẫm - 2

Chị An (ngụ xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), chia sẻ: "Trong khu vườn nhà tôi, vẫn còn giữ lại vài cây trâm để trồng cho mát. Vào mùa này, trâm bắt đầu chín rộ, thấy thế tôi đã hái để cung ứng cho thị trường các tỉnh và TP.HCM. Mặc dù, trái trâm được bán với giá khá cao nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng".

Ngày nay, ngoài những cây trâm rừng, bà con miền Tây còn trồng trâm vì nó mang lại thu thập kha khá. Cây khoảng 7 năm tuổi mới bắt đầu cho thu hoạch, tuổi thọ của cây trâm kéo dài đến trên 50 năm, cây càng lớn tuổi sẽ cho trái càng sai. Việc hái trâm cũng không hề đơn giản, phải trèo lên những ngọn cây cao rồi dùng tay để hái. 

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Mẹ ơi mẹ thật hoàn hảo

Mẹ ơi mẹ thật hoàn hảo

Ngày của Mẹ (Mother's Day), là dịp tôn vinh những người mẹ trên khắp thế giới và cuốn sách “Love, Mom” của Tiến sĩ Nicole Saphier, đã sẵn sàng làm điều đó.

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

“Bây giờ, nếu muốn về quê thăm mẹ, thì 3 chị em gái trong nhà chị Cẩm Tú (31 tuổi, kinh doanh nhà hàng) đều phải hỏi mẹ trước tận mấy ngày. Vì nếu về mà không báo trước thì rất có khả năng mẹ lại đi vắng. Khi là những buổi từ thiện, khi là đến chùa nọ, chùa kia… Mẹ đi suốt, nhưng mấy chị em luôn vui, và động viên mẹ đi, “vì mẹ đã khổ cả đời cho mấy chị em chúng mình...

Nối dài văn hoá truyền thống qua tiếng chiêng Mường

Nối dài văn hoá truyền thống qua tiếng chiêng Mường

Không chỉ dịp lễ tết, mỗi độ xuân sang, mà mỗi dịp cuối tuần, du khách đến với 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Thạch Thất đều có thể được thưởng thức những bản tấu chiêng vang vọng giữa núi rừng hoà vào màu xanh của nương lúa. Chiêng ngân mang theo nét văn hoá độc đáo của người Mường, làm thổn thức bao tâm hồn du khách.