Hàng ốc đắt nhất Sài Gòn, bao năm chỉ bán 1 món giá 120k/lon, quán vỉa hè nhận ship thẳng sang Mỹ 

Thảo Anh
Chia sẻ

Dân sành ăn Sài Gòn chắc hẳn đều quen với mâm ốc dừa xào cay dành cho giới đại gia với giá tới 120.000 đồng/lon. Hơn 60 năm này, mâm ốc đã truyền qua 3 đời vẫn hút khách.

Đến TP.HCM, đừng quên thưởng thức món ốc đặc sản mang hương vị đặc trưng. Không biết bằng cách nào đó mà những hàng ốc dù được bán ở vỉa hè, hay trong nhà hàng sang trọng với mức giá khác nhau đều có sức hấp dẫn đặc biệt. Và nếu muốn thưởng thức mâm ốc "đại gia" có giá 120.000 đồng/lon lại ngồi vỉa hè, hãy ghé qua hàng của chị em bà Thu ngay bên chợ Bến Thành. 

Hàng ốc đắt nhất Sài Gòn, bao năm chỉ bán 1 món giá 120k/lon, quán vỉa hè nhận ship thẳng sang Mỹ  - 1

Bà Thu bán ốc dừa xào đã nhiều năm nay

Gọi là quán ốc nhưng thực chất chỉ có bà chủ và một mâm ốc dừa xào cay bên vỉa hè, không biển hiệu. Chủ quán là bà Trương Thị Thu, thời bà ngoại và mẹ của bà Thu còn bán, hàng ốc có nhiều món hơn, nhưng đến đời chị em bà hiện chỉ còn một món duy nhất. Dù không phải là mâm ốc nóng hổi, nhưng màu sắc bắt mắt của từng hạt muối, bột ớt bọc bên ngoài những con ốc, xen kẽ vài trái ớt điểm tô cũng làm mâm ốc thêm sức hút.

Chính bà Thu cũng không nhớ nổi hàng ốc của nhà mình đã bán được bao nhiêu năm, có thể là nhiều hơn con số 60 năm. Bà Thu chỉ nhớ được giai đoạn mẹ bà đã đứng bán chính thay bà ngoại, khi đó cứ 7 giờ sáng, 7 anh chị em của bà lại tất bật xếp dọn bàn ghế và ốc gạo, ốc đắng, ốc dừa, ghẹ, sò để bày ra bán. Tới 12 giờ là tất cả các loại đều hết sạch.

Khi mẹ đã cao tuổi, hàng ốc được giao lại cho bà Thu cùng người em gái là bà Phượng. Khoảng năm 1990, địa phương bắt đầu làm mạnh về trật tự lòng lề đường, những hàng ốc xung quanh nghỉ hết, chỉ còn mình hàng ốc của nhà bà Thu ráng trụ lại, nhưng cũng không còn buôn bán tấp nập như trước.

Thay vì là hàng ốc, lúc bấy giờ hai chị em quyết định chỉ bán ốc dừa xào cay và để trên chiếc mâm, ngồi gọn vào một góc vỉa hè để bán. Ốc dừa khá đặc biệt vì không phải ở đâu cũng có, hơn nữa, khách cũng thích món này hơn các loại khác nên dù chỉ còn một mâm ốc, cả nhà bà vẫn đủ sống.

Hàng ốc đắt nhất Sài Gòn, bao năm chỉ bán 1 món giá 120k/lon, quán vỉa hè nhận ship thẳng sang Mỹ  - 2

Quán chỉ bán một món ốc duy nhất

Bà Thu nói không có bí quyết gì trong việc chế biến ốc, nhưng bà luôn tự hào vì không có ai cạnh tranh, khách quen sau mấy chục năm vẫn quay trở lại. Theo bà Thu, ốc khi mua về bà sẽ ngâm nước lạnh để ốc nhả đất, sau đó đem luộc. Ốc chín, bà bắt đầu nêm nếm gia vị để xào gồm: muối, bột ngọt, ớt,… Khách bị cuốn hút bởi ăn ốc sẽ cảm nhận được mùi thơm thơm, beo béo của ốc dừa, khác hẳn với những loại ốc khác.

Chỗ ngồi khiêm tốn, nhưng mâm ốc của chị em bà Thu chưa ngày nào bị ế. Khách đến với mâm ốc đa phần là khách quen. Có nhiều người đi nước ngoài định cư, mỗi lần về Việt Nam đều ghé đến để mua vài lon về ăn cho thỏa cơn thèm. Thậm chí, nhiều người khách quen chuyển đi Mỹ sinh sống vẫn thường nhờ người nhà đến mua một lần 5 – 10kg, cấp đông rồi gửi máy bay sang để ăn.

Hàng ốc đắt nhất Sài Gòn, bao năm chỉ bán 1 món giá 120k/lon, quán vỉa hè nhận ship thẳng sang Mỹ  - 3

Ốc dừa xào cay có giá 120.000 đồng/lon

Ốc dừa xào cay của bà Thu có giá 400.000 đồng/kg, bán theo lon thì giá 120.000 đồng/lon. Mỗi ký ốc được khoảng hơn 3 lon. Ốc này thời mẹ bà Thu bán thì có ở Nhà Bè nữa, giá rẻ nên chỉ bán 50.000 đồng/lon. Còn ngày nay, bà phải lấy từ Bến Tre lên, giá biến động từ trăm mấy đến hai trăm mấy một ký. Trừ hao hụt, công chế biến nên giá này là hợp lý.

Dù nhiều người cho rằng đây là quán ốc “đại gia”, đắt nhất Sài Gòn nhưng hơn 60 năm nay hàng ốc dừa của bà Thumỗi ngày vẫn bán đều và sạch mâm rất sớm là điều không thể phủ nhận. Đến mức các gia đình, người dân sống quanh đây cũng xem mâm ốc của chị là "đặc sản" của chợ Bến Thành mà ai cũng phải thử ít nhất một lần.

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.