Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Trong đó, mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” đã và đang được các cấp Hội duy trì, nhân rộng góp phần nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng.

Sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, tháng 8/2024, Hội LHPN quận Long Biên đã tổ chức ra mắt 2 mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại Tổ dân phố số 7 phường Đức Giang và Tổ dân phố số 20 phường Thượng Thanh. Mô hình này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ không chỉ của cán bộ hội viên phụ nữ mà còn của người dân địa phương và chính quyền các cấp. Chia sẻ với phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô, ông Âu Mạnh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Đức Giang cho biết: Sau khi có kế hoạch hướng dẫn của Hội Phụ nữ, chúng tôi đã vào cuộc, chung sức, đồng lòng, đoàn kết để ra mắt mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại Tổ dân phố số 7.

Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận Tổ dân phố 20, phường Thượng Thanh, việc đảm nhận xây dựng mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” là nhiệm vụ khó, nhưng cũng là vinh dự lớn đối với cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ và nhân dân trong Tổ dân phố. Bởi người dân trong Tổ dân phố chính là những người sẽ được hưởng thụ thành quả của mô hình mang lại. Theo đó, từ tháng 4/2024, Cấp ủy Chi bộ tổ dân phố số 20 đã thống nhất đưa nội dung xây dựng Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu là một trong các nội dung trọng tâm trong Nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ, lấy Chi hội phụ nữ làm nòng cốt thực hiện. Trước đó, để mô hình điểm được ra mắt tại tổ, chúng tôi đã tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân họp bàn những giải  pháp để triển khai thực hiện các nội dung xây dựng “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”; đồng thời, thống nhất chủ trương, tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện góp công, góp sức, góp nguồn lực để phối hợp xây dựng công trình “Đoạn đường nở hoa”, “Đoạn đường xanh, sạch, đẹp”…

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng - 1

Ông Ngô Mạnh Điềm, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên (thứ 5 từ trái sang) cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại phường Thượng Thanh.

Ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cán bộ hội viên phụ nữ và sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, tổ dân phố trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, ông Ngô Mạnh Điềm, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên cho biết: Mô hình “Tổ dân phố, thôn văn hóa kiểu mẫu” đang được đẩy mạnh trên địa bàn toàn Thành phố với quyết tâm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng như xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội. Tại quận, 2 mô hình điểm được ra mắt là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, vất vả, đầy trách nhiệm của cán bộ hội viên phụ nữ. Thời gian tới, tổ chức Hội, tổ dân phố cần định kỳ tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của mô hình, kịp thời động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, cách làm hay sáng tạo và nhân rộng mô hình này trên các địa bàn khác.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo

Theo Chủ tịch Hội LHPN quận Cầu Giấy Nguyễn Kim Lê, trong tháng 8/2024 vừa qua, thiết thực các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hội LHPN quận Cầu Giấy cũng đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại Tổ dân phố số 21 phường Nghĩa Đô. Quận Hội lựa chọn thực hiện điểm mô hình tại tổ 21 và nhận được sự tích cực vào cuộc của Tổ dân phố. Ban Công tác mặt trận và các chi hội đoàn thể đã tích cực tuyên truyền cán bộ hội viên và Nhân dân trong Tổ thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Trong đó, đoạn đường tự quản về xanh - sạch - đẹp của Tổ dân phố được Chi hội phụ nữ đảm nhiệm và làm đầu mối quản lý, thực hiện cùng với chi bộ, các chi hội khác. Tổ dân phố đã vận động nhân dân lắp camera an ninh, thành lập tổ liên gia phòng cháy chữa cháy, vận động trên 90% các hộ gia đình tự trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy tại nhà...

Cùng với đó, Hội Phụ nữ phường Nghĩa Đô và chi tổ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cán bộ hội viên thực hiện tuyên truyền các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh; phong trảo thi đua Xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”; thực hiện mô hình "Lời nói hay- Việc làm tốt- Ứng xử đẹp”....; tổ chức khánh thành công trình Phụ nữ vì cộng đồng gồm: Mô hình “Góc xanh” với nhiều cây xanh tạo cảnh quan xanh mát cho nhà họp tổ dân phố, Mô hình “Ngôi nhà pin” thu gom phân loại rác gây quỹ từ thiện, công trình tranh tường bích hoạ về quy tắc ứng xử nơi công cộng và cảnh đẹp Hà Nội; đồng thời, phối hợp niêm yết bảng Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại sân chơi để nhân dân biết và thực hiện...

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng - 2

Hội LHPN quận Cầu Giấy ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại phường Trung Hòa. 

Trước đó vào cuối tháng 7, mô hình Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu tại số 32, phố Trung Kính, phường Trung Hòa cũng đã được ra mắt. Tổ dân phố đã vận động nguồn xã hội hóa lắp camera an ninh, thành lập tổ liên gia phòng cháy chữa cháy, vận động trên 90% các hộ gia đình tự trang bị thiết bị PCCC tại nhà. Tại nhà họp, Tổ dân phố đã lắp đặt 3 giá sách; 04 máy tính kết nối internet đễ hỗ trợ ngân dân tra cứu thông tin và truy cập dịch vụ công trực tuyến.

Các mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” cũng đã được thực hiện ở nhiều quận, huyện khác. Tại phường Điện Biên, quận Ba Đình để thực hiện mô hình, các tổ dân phố đã đẩy mạnh các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng các mô hình tự quản về an ninh - trật tự, duy trì trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại địa bàn. Đưa các tiêu chí chấp hành, thực hiện việc xây dựng Tổ dân phố kiểu mẫu về văn minh đô thị vào nội dung xây dựng quy ước của tổ dân phố gắn với đánh giá, bình xét danh hiệu gia đình văn hóa và phân loại, đánh giá chất lượng đảng viên vào cuối năm. Có thể nhận thấy, bằng những việc làm sáng tạo trong thực hiện mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại các quận, huyện trong thời gian qua không những tạo không gian xanh - sạch - văn minh mà còn lan tỏa nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh trong cộng đồng.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, trong thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu" do Hội triển khai gắn với các tiêu chí trong nội dung bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của TP Hà Nội; vận động nguồn xã hội hóa, sự tham gia của các cấp chính quyền và người dân để góp sức xây dựng, giữ gìn, duy trì mô hình, đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng; tiếp tục nghiên cứu phối hợp, sớm triển khai và nhân rộng thêm nhiều mô hình tại địa bàn cơ sở.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.