Shark Hưng tóc bạc trắng, bị so sánh như ông-cháu khi đứng cạnh vợ: Liệu có bất thường hay mắc bệnh "máu xấu"

LÊ PHƯƠNG.
Chia sẻ

Rất nhiều người khi thấy diện mạo mới của Shark Hưng đã vô cùng bất ngờ khi mái tóc của vị doanh nhân bạc đi rất nhiều. Trước bức ảnh doanh nhân này đứng cùng vợ, một số cư dân mạng còn bình luận là như ông - cháu.

Mới đây dân mạng bàn tán xôn xao về hình ảnh Shark Phạm Thành Hưng để lộ mái tóc bạc trắng khi đứng cùng người vợ kém 16 tuổi tên Phạm Thu Trang.

Theo đó, rất nhiều người khuyên vị đại gia này nên nhuộm tóc đen để “đôi lứa xứng đôi” với người vợ trẻ về mặt ngoại hình bởi nếu để tóc bạc như vậy, khi lên hình nhìn như “ông-cháu”.

Dù đa số mọi người quan tâm đến sự tương phản giữa hai vợ chồng về mái tóc bạc của Shark Hưng và sự trẻ trung, xinh đẹp của người vợ trẻ, một số người lại cho rằng có thể vị “cá mập” này đang có vấn đề về sức khỏe, bởi tóc bạc là biểu hiện của máu xấu, đồng thời khuyên ông Hưng nên đi khám để yên tâm.

Được biết, tóc của Shark Hưng đã bạc từ rất lâu, mái tóc đen mọi người thường thấy khi ông xuất hiện trên truyền hình là do đã được nhuộm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vị doanh nhân này lại để theo phong cách mộc, tự nhiên nhất vì thế mới có hình ảnh mái tóc gần như bạc trắng.

Shark Hưng tóc bạc trắng, bị so sánh như ông-cháu khi đứng cạnh vợ: Liệu có bất thường hay mắc bệnh "máu xấu" - 1

Hình ảnh Shark Hưng với mái tóc bạc nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. 

Trước thông tin cho rằng, tóc bạc như Shark Hưng có thể liên quan đến vấn đề về máu, cụ thể là bị máu xấu, đại tá Hà Quốc Khanh - Chuyên gia đầu ngành về xét nghiệm Gen và Di truyền cho biết, thực tế rất nhiều người trẻ khi tóc bị bạc thì những người xung quanh đều cho rằng máu xấu. Thậm chí, ông Khanh còn gặp trường hợp đi khám nhiều nơi vì sợ mắc bệnh về máu do mới ngoài 30 mà tóc đã bạc như người trên 50.

Đại tá Khanh khẳng định tóc bạc không liên quan đến việc máu tốt hay máu xấu. Ngoài ra, thuật ngữ máu xấu là tự người dân nghĩ ra còn trong y học và khoa học không có khái niệm về máu tốt-máu xấu, mà chỉ có những bệnh về máu cụ thể.

Về nguyên nhân tóc bạc sớm, ông Khanh cho biết chủ yếu liên quan đến gen di truyền và những người tóc bạc thường có sức khỏe hoàn toàn bình thường. “Bản thân tôi tóc bạc từ những năm 40 tuổi, nguyên nhân là do gen di truyền từ ông nội, bố tôi, đến tôi và hiện tại con tôi tuổi còn trẻ nhưng tóc cũng đã bạc. Tuy nhiên, trong cùng một gia đình, cũng có người tóc bạc sớm, nhưng có người tóc không bạc, ví dụ như anh trai tôi lớn tuổi hơn tôi nhưng tóc vẫn xanh như thanh niên vậy”, ông Khanh chia sẻ.

Shark Hưng tóc bạc trắng, bị so sánh như ông-cháu khi đứng cạnh vợ: Liệu có bất thường hay mắc bệnh "máu xấu" - 2

Đại tá Hà Quốc Khanh cho biết tóc bạc không liên quan đến máu xấu, không phải là bệnh. 

Bác sĩ Trương Thị Huyền Trang, Khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết tóc bạc sớm không phải là bệnh, cũng không cảnh báo máu xấu. Tóc bạc là tình trạng tóc mất sắc tố, chuyển thành màu trắng. Có một số yếu tố nguy cơ khiến tóc bạc sớm như mắc các hội chứng bẩm sinh Brook, Werner, Down… Ngoài ra, theo bác sĩ Trang, yếu tố di truyền rất quan trọng. Hầu như các trường hợp tóc bạc sớm, khi hỏi ở nhà kiểu gì cũng có bố mẹ, ông bà bị bạc tóc sớm.

Một số nguyên nhân tác động từ bên ngoài cũng có thể khiến tóc bạc sớm như chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu vitamin B12, vitamin D3, biotin, đồng, kẽm, selen, sắt… hay nghiện rượu, cà phê, hút thuốc... Nhiều người căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, hay thức khuya hoặc phải làm việc trí óc nhiều thường bạc tóc sớm hơn.

Để điều trị tóc bạc sớm, bác sĩ Trang cho biết hiện không có phương pháp đặc hiệu do thường không liên quan bệnh lý, mọi người chỉ cần bổ sung vi chất bị thiếu, tránh thức khuya, sinh hoạt điều độ. Nhuộm tóc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để “chữa” tóc hết bạc. Tuy nhiên khi lựa chọn phương pháp này cần chọn loại thuốc nhuộm tóc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn.

Chia sẻ

LÊ PHƯƠNG.

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Bí quyết kiểm soát cân nặng vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm cân. Cùng tham khảo những bí quyết ăn uống giúp bạn giảm cân giữ dáng hiệu quả trong mùa hè này nhé!

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khoang nội khớp và bao hoạt dịch khớp, gây sưng, đau và cứng khớp.

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

Trên 26 tuổi tiêm phòng HPV có hiệu quả không?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. HPV nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, các u nhú ở đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…