Ba sai lầm khi mặc đồ lót của phụ nữ khiến bệnh phụ khoa tìm đến liên miên, đến chồng cũng phải "chạy dài" 

Thùy Linh (Theo Sohu)
Chia sẻ

Mặc đồ lót sai kích thước, quá cũ sờn... có thể ảnh hưởng tới "vùng kín", chị em không nên chủ quan.

Đồ lót có thể nói là trang phục cá nhân quan trọng nhất của phụ nữ. Do cấu trúc sinh lý và thể chất đặc biệt nên khi lựa chọn đồ lót, các chị em cần thận trọng bởi một số vi khuẩn và mảnh vụn trên đồ lót có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Phụ nữ khi mặc quần lót nên tránh một số thói quen xấu để phòng ngừa mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Không giặt đồ lót kịp thời

Một số phụ nữ không giặt đồ lót theo ngày. Nếu đồ lót không được giặt kỹ lưỡng và đúng cách, thay ra liền bị vất vào giỏ và để lâu sẽ khiến một số bụi bẩn và virus bám trên quần, dẫn đến hàng loạt bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Sau khi thay đồ lót, bạn nên giặt sạch kịp thời để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn cũng nên giặt riêng đồ lót, không nên giặt chung với quần áo bình thường, tránh nhiễm khuẩn chéo. 

Theo quy tắc vệ sinh cơ bản, nên thay đồ lót hàng ngày sau khi tắm. Đồ lót đã giặt cần sấy khô hoặc phơi nắng cho khô ráo, tránh dùng đồ ẩm ướt có thể gây nấm mốc. Khi phát hiện dấu hiệu đũng quần vàng, có nấm mốc, lập tức vất bỏ vì chúng có thể gây nhiễm mốc sang quần áo khác. Về mặt thẩm mỹ, những chiếc quần như vậy đủ khiến các ông chồng "chạy dài". 

2. Không thay đồ lót thường xuyên 

Nhiều chị em mắc bệnh phụ khoa do giữ vệ sinh kém, mặc quần lót mà lười thay. Nhiều người mặc quần lót và dùng kèm băng vệ sinh hàng ngày, dần có tâm lý thay băng không cần thay quần. Nên lưu ý, trong ngày "đèn đỏ", kể cả dùng băng vệ sinh, vẫn cần thay quần lót. Bởi vì mồ hôi có thể thấm vào mông, chảy từ lưng xuống... làm chiếc quần bốc mùi và dễ sinh vi khuẩn.

Ba sai lầm khi mặc đồ lót của phụ nữ khiến bệnh phụ khoa tìm đến liên miên, đến chồng cũng phải "chạy dài"  - 1

Luôn giữ vệ sinh khi mặc đồ lót. (Ảnh minh họa). 

3. Mặc đồ lót hết hạn sử dụng

Đồ lót mới có độ thấm hút tốt, dễ thu dịch mồ hôi, dịch nhầy... Tuy nhiên, theo thời gian, món đồ đó có thể trở nên cực kỳ cứng và khó chịu khi mặc do chùng, nhão vì vật liệu biến chất. Mặc đồ lót như vậy gây ra hai bất tiện lớn: thứ nhất là không tạo được "phom" cơ thể, thứ hai là không đảm bảo vệ sinh do không thấm hút mồ hôi, dịch tiết ra từ cơ thể, dẫn đến viêm nhiễm.

Vì vậy, các chị em đừng đợi đến khi cảm thấy khó chịu mới nghĩ đến việc thay đồ lót. Thông thường, bạn nên thay quần nhỏ sau 3-6 tháng sử dụng. 

Các chuyên gia cũng lưu ý nên mua quần đúng kích cỡ. Quần không đúng cỡ sẽ tạo cảm giác bất tiện. Quần chật gây bó, bí bức, quần rộng gây xộc xệch, không đảm bảo tính thẩm mỹ, càng làm bạn thấy khó chịu. 

Nên chọn các loại chất liệu như cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, có khả năng điều hoàn thân nhiệt làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông; hoặc lụa tạo cảm giác mát, dịu...

Chia sẻ

Thùy Linh (Theo Sohu)

Tin cùng chuyên mục

Nội soi thăm dò buồng tử cung

Nội soi thăm dò buồng tử cung

Kỹ thuật nội soi thăm dò buồng tử cung được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán kịp thời các bệnh lý buồng tử cung, đồng thời hỗ trợ điều trị xử lý các tổn thương một cách tốt nhất, giúp tăng tỉ lệ có thai tự nhiên cũng như tăng hiệu quả chuyển phôi thành công ở các cặp vợ chồng can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Zona

Biện pháp phòng ngừa bệnh Zona

Zona là bệnh nhiễm trùng da gây nên do Varicella zoster virus (VZV) với đặc trưng là các tổn thương da dạng ban đỏ, mụn nước, bọng nước thành đám dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên khu trú ở một bên cơ thể.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng như viêm phổi, viêm tim, viêm não, suy hô hấp...