Ly hôn thì có được chia đôi toàn bộ tài sản không?

Luật sư Cao Hải
Chia sẻ

Câu hỏi: Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Về tài sản chung chúng tôi có một căn hộ giá trị gần 4 tỷ được mua từ tiền chung của hai vợ chồng, tiền vay mượn cha mẹ, họ hàng và  600 triệu đồng của chồng tôi có được do bán chiếc ôtô của anh ấy đứng tên (tài sản trước hôn nhân). Chúng tôi đang tiến hành thủ tục bán nhà trước khi ly hôn. Chồng tôi yêu cầu tiền bán nhà sau khi trừ đi các khoản vay mượn cha mẹ hai bên trong quá trình mua nhà, hoàn trả lại cho anh ấy 600 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ chia đều cho hai vợ chồng. Tôi  xin hỏi: Yêu cầu của chồng tôi như vậy là đúng hay sai? Phan Thị Cúc (Hà Đông)

Ly hôn thì có được chia đôi toàn bộ tài sản không? - 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

- Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

- Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

 “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

- Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

Như vậy pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

 Như vậy, khi ly hôn, nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người chồng phải chứng minh được số tiền 600 triệu đồng là tài sản riêng. Trường hợp người chồng không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng, thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản thuộc sở hữu riêng của người chồng đã được đưa vào mua nhà thuộc sở hữu chung thì khi ly hôn, tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng của người chồng. Trong trường hợp này, người chồng góp 600 triệu đồng là tài sản riêng hình thành trước hôn nhân để mua nhà chung. Vì vậy, người chồng yêu cầu chia 600 triệu đồng phần tài sản riêng đã góp vào tài sản chung là đúng.

Chia sẻ

Luật sư Cao Hải

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Những khởi sắc của vùng Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi Thủ đô trước hết đến từ quyết tâm đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc của Lãnh đạo Thành phố. Những năm qua, Thành phố đã quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến đầu tư trên 2.144 tỷ đồng để thực...

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Hôm vừa rồi, tiệm bánh của chị Hòa có cô bé đến mua bánh. Thấy chị đeo tạp dề, gắp bánh, xếp vào hộp cứ thoăn thoắt, bánh lại đẹp mê li, cô bé xuýt xoa, “em cũng muốn có tiệm bánh giống chị”. Mẹ chị Hòa đang phụ con gái mới quay qua bảo: “Ngày xưa, nó thấy bố mẹ không bao giờ mua bánh cho, nên bây giờ bỏ cả cái bằng thạc sỹ để làm bánh đấy cháu ạ!”.