Lời động viên của bà

Thái Anh
Chia sẻ

Khánh đạt điểm thấp trong bài kiểm tra giữa học kỳ. Vì việc này mà mẹ nổi cáu với Khánh. Mẹ bảo thật là phí công nuôi Khánh ăn học.

Khánh thì chỉ biết im lặng chịu trận. Nhưng, Khánh càng như vậy thì mẹ lại càng giận hơn.

- Con càng ngày càng cứng đầu, cứng cổ. Người lớn nói mà cứ im lìm, chả biết có tiếp thu hay không.

- Sau này con định lớn lên làm gì? Học như con thì còn chẳng có cơm mà ăn chứ đừng nói là ăn ngon, mặc đẹp.

- Con nhà người ta không có điều kiện tốt như vậy mà còn học tốt. Còn con thì rõ là không biết thương mẹ...

Mẹ cứ độc thoại như vậy cho tới tận khuya, khi Khánh đã mệt thì mẹ mới cho Khánh đi ngủ.

Ngày hôm sau là thứ 7, Khánh không phải đến trường. Còn mẹ thì phải đi công tác nên mẹ quyết định đưa Khánh về nhà bà ngoại. Mẹ nói: “Con chuẩn bị sách vở mang về nhà bà để học. Mẹ sẽ nhờ bà kiểm tra việc học của con”.

Lời động viên của bà - 1

Ảnh minh họa

Và thế là Khánh theo mẹ về nhà bà. Sau khi mẹ đi rồi, Khánh bắt đầu mang sách vở ra học. Trong nhà bà luôn có một góc học tập dành riêng cho Khánh, ở ngay bên cạnh cửa sổ nhìn ra một khoảng sân vàng đầy nắng. Khánh ngồi bên bàn học, thấy bà đang vãi thóc cho gà ăn. Những chú gà lông vàng, chiêm chiếp quẩn quanh chân bà nhìn thật ngộ nghĩnh.

- Khánh à, cháu thích cho gà ăn không? Ra đây với bà.

Bỗng nhiên có tiếng bà gọi làm cho Khánh giật mình. Nếu là mẹ thì mẹ sẽ quát to: “Khánh ơi, con học bài ngay, làm gì mà ngơ ngẩn ra thế”.

Khánh thích thú chạy ùa ra sân, lấy một ít thóc ở trong tay bà, vãi cho đàn gà.

- Cháu xem này, đây là con gà mẹ đang “tục tục” gọi đàn con ra chỗ có nhiều thóc. Gà cũng phải học cách tìm thức ăn đấy. Ai thì cũng phải học vì học giúp cho mình lớn lên, trưởng thành chín chắn hơn.

Nghe lời nhắc ấy của bà, Khánh đáp lời “vâng” mà không hề cảm thấy khó chịu.

- Cháu cho gà ăn xong thì vào học nhé. Tranh thủ buổi sáng mình đang tỉnh táo trời cũng mát mẻ để học bài sẽ hiệu quả hơn cháu ạ.

Khánh nghĩ, nếu là mẹ, thì mẹ sẽ bảo: Không có gà qué gì cả. Học là học, việc cho gà ăn đã có người lớn lo. Con cứ như thế này thì mẹ làm sao yên tâm về con được đây...

Lát sau, Khánh vào bàn học bài. Có một bài tập của môn tiếng Việt, Khánh chẳng biết chọn từ sao cho đúng bèn nhờ bà “cứu trợ”. Sau khi nghe bà giảng giải, Khánh hỏi bà: “Sao bà giỏi tiếng Việt mà cháu thì dốt, chả được tích sự gì nhỉ”. Bà cười bảo: “Tiếng Việt của mình hay và phong phú lắm. Cháu cứ làm theo bà bảo, chịu khó đọc nhiều và giao tiếp nhiều với mọi người là sẽ học được nhiều từ tiếng Việt hay. Chẳng có ai là vô tích sự đâu, cháu mới là học sinh, làm sao mà giỏi ngay được”. Khánh ôm lấy bà: “Vâng, nghe bà nói mà cháu thấy dễ chịu quá. Chẳng bù cho mẹ cháu suốt ngày chê cháu dốt, cháu lười. Mẹ còn bảo là Khánh ơi sao bài đơn giản như vậy mà con cũng không làm được. Mẹ chả hiểu bao lâu nay con học cái gì”. Mẹ làm cháu bực mà chả học được gì nữa”.

Tiện đây, bà ngoại hỏi Khánh: “Hôm vừa rồi kiểm tra giữa học kỳ, bà nghe mẹ nói là con chưa đạt kết quả tốt. Con có gặp khó khăn gì cần bà và mẹ giúp không.

Khánh trả lời: “Vâng, đúng là điểm con hơi kém thật. Con sẽ cố gắng để học bù và gỡ điểm. Cũng là do con hơi chủ quan, tính toán ẩu chứ không phải là con lười học và không hiểu bài. Nhưng mà mẹ thì mắng là nuôi con tốn cơm. Tốn sao mẹ còn nuôi cháu làm gì bà nhỉ”.

Chỉ một ngày ở với cháu mà bà ngoại đã hiểu ra nhiều điều. Đó là mẹ Khánh cũng thương con, lo cho con nhưng cách góp ý với con của mẹ lại không đúng. Mẹ luôn mất bình tĩnh với Khánh còn ấn định là Khánh lười học, sau này sẽ không có tương lai tốt đẹp. Bà thì chẳng học cao biết rộng, cũng chẳng hiểu nhiều về phương pháp giáo dục tân tiến. Bà chỉ biết là mình cần động viên, lúc thì thủ thỉ khuyên bảo cháu, lúc thì nhẹ nhàng trò chuyện với cháu như người bạn chứ không bao giờ phủ nhận, “kết tội” cháu.

Bà ngoại nghĩ thầm đợi khi mẹ đi công tác về, bà sẽ tranh thủ góp ý thêm để mẹ Khánh thay đổi cách dạy con.

Chia sẻ

Thái Anh

Tin cùng chuyên mục

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Hăng say với hoạt động hiến máu tình nguyện suốt 6 năm qua, Trương Thảo Linh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia. Cô gái trẻ vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người cựu chiến binh may mắn sống sót trở về vẫn luôn canh cánh nỗi lòng, ước nguyện đi tìm đồng đội đã gửi xương máu lại chiến trường. Suốt phần đời còn lại, họ dành thời gian, công sức, tiền bạc để tìm về chiến trường xưa, mong có thể đưa những đồng đội cũ về quê hương đất mẹ yêu dấu…

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Từng là nạn nhân của một vụ bạo lực tình dục kinh hoàng, bà Gisèle Pélicot - 72 tuổi đã trở thành biểu tượng nữ quyền của Pháp. Cuộc chiến đấu của bà, từ bỏ quyền ẩn danh để đứng trước công lý không chỉ là một tuyên ngôn về sự dũng cảm, mà còn là lời kêu gọi thay đổi sâu sắc về cách xã hội Pháp đối mặt với vấn nạn bạo lực tình dục.