Đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn, nghe tên lạ tai nhưng vô cùng thơm ngon khó cưỡng, dân thành phố thích mê

H.A
Chia sẻ

Nghe tên của món ăn này, nhiều người tò mò muốn ăn thử. Đây là một đặc sản của Lạng Sơn.

Khâu nhục (hay còn gọi là khau nhục) là một món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu.

Người dân ở Lạng Sơn lý giải, tên gọi khâu nhục xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa với "khâu" có nghĩa là hấp đến mềm rục còn "nhục" nghĩa là thịt. Khâu nhục có thể được hiểu là món thịt hấp cách thủy đến mức chín mềm nhừ.

Đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn, nghe tên lạ tai nhưng vô cùng thơm ngon khó cưỡng, dân thành phố thích mê - 1

Khâu nhục có thể được hiểu là món thịt hấp cách thủy đến mức chín mềm nhừ. Cách sắp xếp của nó cũng vô cùng đặc biệt

"Thịt ba chỉ là nguyên liệu chính để làm nên món này. Cần chọn miếng thịt ba chỉ có cả nạc và mỡ, có 3 tầng nạc là ngon nhất. Ngoài ra không thể thiếu các loại gia vị hành tỏi, địa liền, thảo quả, đậu phụ, chanh muối, đây được xem là “linh hồn” của món ăn. Thịt ba chỉ được rán vàng giòn rồi ướp với hỗn hợp gia vị, đem đi cách thủy 100 độ C. Sau khoảng 4-5 tiếng thịt chín mềm là có thể thưởng thức. Từng công đoạn sơ chế, ướp thịt, sắp xếp thịt vào nồi và nấu đều được thực hiện một cách tỉ mỉ. Khi chín đảm bảo thịt phải mềm, ăn tan trong miệng", chị Hạnh (ở Lạng Sơn) chia sẻ. 

Chị Hạnh cho biết trước đây ở quê chị món này được chuẩn bị trước để dùng trong các dịp quan trọng như đãi khách, đám cưới, lễ tiệc,... 

Không chỉ trải qua quá trình chế biến kỳ công, món khâu nhục còn có cách bài trí độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt. Theo đó, miếng thịt được hấp cách thủy bằng bát và khi chín được lật úp lại, xếp lên đĩa tạo thành hình một quả đồi nhỏ đang nhô cao, thể hiện sự no đủ, tràn đầy, lớn mạnh trong tương lai.

Đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn, nghe tên lạ tai nhưng vô cùng thơm ngon khó cưỡng, dân thành phố thích mê - 2

Trước đây khâu nhục là món ăn không thể thiếu trong các ngày quan trọng của đồng bào vùng cao ở Lạng Sơn. Giờ đây món ăn này được biết tới nhiều hơn, được bán nhiều ở Hà Nội

Từ món ăn dân dã của người dân tộc vùng cao ở xứ Lạng, giờ đây khâu nhục được mang đi nhiều tình thành. Tại Hà Nội, khâu nhục được bán trên chợ mạng theo suất hoặc theo kg. Theo khảo sát, 1 bát khâu nhục khoảng 500g có giá 150.000 đồng. Tính ra 1kg khâu nhục có giá 300.000 đồng.

Bạn Hải Yến (người bán khâu nhục trên chợ mạng) chia sẻ: "Lạng Sơn quê em có món khâu nhục ngon vô cùng nên mang xuống Hà Nội bán cho mọi người cùng được thưởng thức. Đặc biệt, thịt lợn dùng để làm khâu nhục là lợn nuôi ở vùng cao. Khâu nhục này do chính mẹ em làm, và mỗi tuần chỉ gom vào một lần thôi".

Đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn, nghe tên lạ tai nhưng vô cùng thơm ngon khó cưỡng, dân thành phố thích mê - 3

Miếng thịt ba chỉ mềm rục, thấm đẫm mùi gia vị nức tiếng của vùng cao khiến ai ăn thử cũng thích mê mệt

Dưới bài đăng của Hải Yến, nhiều người tò mò vào hỏi khâu nhục là món gì mà nghe tên lạ đến thế. Nhiều người đặt mua về ăn thử để biết mùi vị của món ăn này.

"Tôi rất thích món khâu nhục ở Lạng Sơn, miếng thịt chín mềm, ăn tan trong miệng, thẫm đẫm mùi thơm của gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, không hổ danh là “mĩ vị nhân gian”, bạn Lan Anh bình luận sau khi thưởng thức món khâu nhục của Lạng Sơn.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.