6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền

Thảo Anh
Chia sẻ

Bánh mì là đặc sản của Việt Nam, nhưng mỗi tỉnh/thành lại có cách chế biến khác nhau tạo nên hương vị rất riêng, không thể nhầm lẫn. 

Bánh mì là một món ăn bình dân nhưng rất ngon miệng và đủ chất cho bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Từ bánh mì, có nhiều cách chế biến khác nhau để tạo nên món ăn ngon, hấp dẫn. Mỗi tỉnh/thành từ Bắc vào nam sẽ có cách chế biến cùng nhiều nguyên liệu hòa quyện tạo nên đặc sản bánh mì trứ danh. Cùng thưởng thức 6 món bánh mì lạ miệng dưới đây nhé! 

Bánh mì chảo (Hà Nội)

Bánh mì chảo là món bánh mì rất đặc biệt vì nhân bánh được cho hết vào chảo, bao gồm pate, trứng, xúc xích, chả cá, phô mai,... Có rất nhiều nhân bánh khác nhau mà chỉ cần gọi một suất đầy đủ là no bụng. Đây là món ăn phổ biến ở Hà Nội, nhưng mỗi quán sẽ có một cách biến tấu nhân bánh mì chảo khác nhau, cho hương vị thơm ngon. Với bánh mì chảo, bạn cũng có thể ăn cùng rau dưa cho đỡ ngấy. 

6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền - 1

Bánh mì chảo là món ăn rất hút khách ở Hà Nội. 

Bánh mì cay (Hải Phòng)

Nhắc tới thiên đường ẩm thực Hải Phòng, không thể bỏ qua món bánh mì cay hấp dẫn. Bánh mì cay hay còn được gọi là bánh mì que nhân đơn giản chỉ với pate Hải Phòng nhưng ăn một lại muốn ăn thêm nhiều. Bên ngoài bánh mì giòn rụm nóng hổi còn bên trong là pate béo ngậy thơm ngon. Loại bánh này khá nhỏ, chỉ bằng 2 ngón tay nên sẽ ăn được nhiều.

6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền - 2

Bánh mì cay Hải Phòng là món ăn được mua về làm quà nhiều nhất. 

Bánh mì bột lọc (Đà Nẵng)

Có thể bạn mới nghe lần đầu và tưởng như không thể kết hợp 2 món bánh này thành 1, nhưng điều đó hoàn toàn có thể. Đây là món bánh mì quen thuộc của miền Trung yêu thương mang đến hương vị rất lạ miệng. Bánh mì với nhân là bánh bột lọc dai dai, bên ngoài là bánh mì giòn, sẽ tạo nên hương vị rất lạ, độc đáo và mang hương vị bánh bột lọc đặc trưng của miền Trung. 

6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền - 3

Đây đích thị là một món ăn phải thử 1 lần trong đời.

Bánh mì ép (Thừa Thiên Huế)

Bánh mì ép Huế cũng giống như bánh kẹp ở miền Bắc, nhân bánh mì ép đều là những món quen thuộc của bánh mì Việt Nam là chả lụa, giăm bông, chà bông,... ăn kèm với rau mùi và dưa chua. Nhưng điều làm nên sự đặc biệt cho món bánh mì này là bánh mì được nướng ép lại, giúp cho món bánh mì giòn rụm ngon không thể tả.

6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền - 4

Bánh mì ép ở Huế thơm ngon và rất đặc biệt. 

Bánh mì xíu mại (Đà Lạt)

Bánh mì xíu mại là món ăn nổi tiếng ở Đà Lạt mà bất cứ khách du lịch nào đặt chân tới đây cũng phải tìm quan ngon để thưởng thức. Bánh mì nóng hổi thơm ngon, viên xíu mại béo béo chính là sự kết hợp hoàn hảo cho chiếc bánh mì giòn, thơm trong thời tiết se lạnh của Đà Lạt. Được thưởng thức bánh mì xíu mại vào buổi sáng tại Đà lạt sẽ là trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn.

6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền - 5

Đây là món bánh mì trứ danh của đất Đà Lạt mờ sương. 

Bánh mì phá lấu (Sài Gòn)

Đối với nhiều du khách nước ngoài thì việc ăn lòng động vật không quen thuộc, nhưng đối với những du khách "sành ăn" ở Sài Gòn thì phá lấu là món ăn rất hợp khẩu vị. Khi kết hợp phá lấu với bánh mì sẽ tạo ra hương vị rất riêng, món bánh mì phá lấu lòng heo dai giòn của bao tử, béo béo của lá mía cùng nhiều bộ phận khác lạ miệng mà ngon vô cùng.

6 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam, mang hương vị đặc trưng từng vùng miền - 6

Hãy thưởng thức bánh mì phá lấu khi tới Sài Gòn.

6 món bánh mì với cách chế biến khác nhau tại 6 tỉnh/thành từ Bắc vào Nam trên đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho menu đặc sản mà bạn nên thưởng thức. Nếu có cơ hội, hãy nếm thử ngay nhé! 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp cho hôn nhân bền vững

Giải pháp cho hôn nhân bền vững

Hiện nay, việc khám sức khỏe trước khi kết hôn được nhiều người quan tâm. Thông qua khám sức khỏe, họ sẽ được phát hiện sớm nguy cơ về bệnh tật của bản thân, xa hơn nữa là sức khỏe của đứa con trong tương lai nhằm duy trì hạnh phúc gia đình bền vững.