Làng đại gia giàu nức tiếng ở miền Tây nhờ "cánh đồng chó ngáp": Biệt thự san sát, dân thu nhập hàng trăm triệu/năm

H.A
Chia sẻ

Từ ngôi làng nghèo với đất đai cằn cỗi, xa xôi và hẻo lánh, cánh đồng chó ngáp ngày nào giờ đây đã chuyển mình thành ngôi làng tỷ phú với biệt thự, nhà lầu thi nhau mọc lên san sát.

"Cánh đồng chó ngáp" được biết đến là vùng đất rộng lớn trải dài qua bốn xã thuộc bốn huyện, của ba tỉnh. Ðó là xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu); xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long (Bạc Liêu); xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Cà Mau) và xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang). Nơi đây vốn dĩ đất bạc màu, phèn úa ngập úng, cỏ dại um tùm, in hằn nét khốn khó, gian khổ của người xưa trong cuộc Nam tiến khai ấp, lập làng. Tưởng chừng như chẳng có chút sự sống nào, vậy mà giờ đây khi đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ không thể tưởng tượng vùng đất ngày ấy bây giờ đã thay da đổi thịt đến mức nào. 

Làng đại gia giàu nức tiếng ở miền Tây nhờ "cánh đồng chó ngáp": Biệt thự san sát, dân thu nhập hàng trăm triệu/năm - 1

Cánh đồng chó ngáp rộng lớn trải dài qua nhiều xã, trước đây là nơi nghèo xơ xác

Nơi đây được người dân ưu ái gọi bằng cái tên "cánh đồng chó ngáp" bởi sự rộng lớn đến độ mà khó có người nào có thể đi một lần mà qua hết. Chó là loài vật rất giỏi chạy, nhưng cũng không thể băng qua cánh đồng. Con chó nào đi theo chủ băng qua cánh đồng này đều phải lè lưỡi thở dốc, mệt mỏi ngáp ngắn, ngáp dài. “Bởi vậy, mọi người mới ví von gọi vùng đất này là "Cánh đồng chó ngáp" - một anh nông dân lý giải. 

Thuở ban sơ, cánh đồng chó ngáp chẳng có gì ngoài cỏ năn mọc dại um tùm. Người dân sống chủ yếu nhờ nghề chăn trâu thuê. Ông Bình Dũng (65 tuổi, ấp 9B, xã Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long) nhớ lại: “Hồi trẻ, không chỉ tôi mà nhiều người làng, sống chủ yếu bằng nghề chăn trâu thuê cho gia đình địa chủ. Cứ gom mỗi nhà 4, 5 con, tổng lại cả mùa gần 50, 60 con. Mỗi con tôi thu họ 1 giạ lúa (khoảng 20kg), đồng bát ngát cỏ năn nên nuôi trâu tốt, lại chẳng lo hết cỏ bao giờ". 

Làng đại gia giàu nức tiếng ở miền Tây nhờ "cánh đồng chó ngáp": Biệt thự san sát, dân thu nhập hàng trăm triệu/năm - 2

Thuở ban sơ, người dân chỉ sống được bằng nghề chăn trâu.

Xưa kia, nơi đây đất nhiễm phèn, lại hiếm nước ngọt nên nhiều nhà phải di cư đi nơi khác vì chẳng kiếm được kế sinh nhai. Nhiều người đến khai hoang, trụ được 1, 2 năm rồi cũng chạy làng, vùng hoang lại càng hoang sơ hơn trước. Mùa mưa thì cỏ dại mọc lút đầu người, vào mùa nắng thì đồng khô, cỏ cháy, còn người dân thì đói rách, lam lũ.

Thế nhưng, đó là chuyện của trước đây, “cánh đồng chó ngáp" ngày nào giờ đã chuyển mình mạnh mẽ thành làng tỷ phú. Khi nhà nước bắt đầu đầu tư nạo vét các con kênh, con rạch, tháo chua, rửa mặn, nông dân như được "mở cờ" trong sản xuất vì chủ động việc tưới tiêu, dẫn nước vào đồng ruộng để nuôi thủy sản như tôm, cua và trồng lúa. Rồi ngày qua ngày, thu nhập của người dân đã trở nên ổn định hơn trước kia. 

Làng đại gia giàu nức tiếng ở miền Tây nhờ "cánh đồng chó ngáp": Biệt thự san sát, dân thu nhập hàng trăm triệu/năm - 3

Nơi đây giờ đã được thay da đổi thịt.

Ông V. Hải (58 tuổi), hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Thạnh Lợi chia sẻ: “Để có được ngày hôm nay, chúng tôi mãi không thể quên đi dấu ấn mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để lại ngày ấy". Được biết, dự án khai thông các tuyến kênh quản lộ Phụng Hiệp dẫn nước ngọt từ sông Hậu về, làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau là do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khởi xướng hơn 20 năm trước. Nhờ vậy mà đã biến “vùng đất chết” này thành vùng đất trù phú như hôm nay. Nhờ khai thông các tuyến kênh, nên nước phèn từ cánh đồng chó ngáp hàng trăm năm trước được xả ra khiến việc nuôi tôm, trồng lúa xen canh phát triển hơn nơi khác. Ông Hải cho biết thêm, gia đình ông đang có 2ha nuôi tôm, mỗi năm bỏ túi hơn 100 triệu. Không chỉ ông, đa số người dân trong làng đều cải thiện được cuộc sống hơn trước kia rất nhiều.

Làng đại gia giàu nức tiếng ở miền Tây nhờ "cánh đồng chó ngáp": Biệt thự san sát, dân thu nhập hàng trăm triệu/năm - 4

Làng đại gia giàu nức tiếng ở miền Tây nhờ "cánh đồng chó ngáp": Biệt thự san sát, dân thu nhập hàng trăm triệu/năm - 5

Những căn nhà khang trang nhanh chóng mọc lên.

Từ ngày trở thành vựa tôm, cua,... lớn như bây giờ, thu nhập của người dân ở đồng chó ngáp đã chuyển qua một trang mới. Ðúng như tên gọi làng tỷ phú, nơi đây hai bên đường toàn nhà tường mái ngói kiên cố, có những căn nhà lầu đứng sừng sững bên cánh đồng rộng mênh mông nước, khác hẳn cảnh nghèo đói xác xơ như trước kia. Nhiều người hài hước gọi đây là ấp nhà lầu. Từ trung tâm hành chính về các ấp đều có các con đường bê tông vào tận các xã, dài hơn 20km.

Hệ thống kênh rạch còn góp phần tạo ra một hệ thống giao thông vận tải đường thủy đi lại và trao đổi hàng hóa thuận lợi. Chăn nuôi thuỷ sản đã làm cho nhiều gia đình phất lên, giàu có ở vùng đất từng khiến nhiều người khiếp sợ một thời này. Gia đình ông P. Nam (ấp Thị Mỹ, xã Vĩnh Phong) còn táo bạo tiên phong cho công cuộc nuôi cá sấu. “Tuy cái nghề ai cũng nói là nguy hiểm nhưng đều đặn con cá sấu đã mang lại cho tôi lợi nhuận lớn, khoảng 300 triệu đồng/năm. Cùng với cánh đồng hơn 200 công đất nuôi tôm, cua kết hợp, tôi có thu nhập hơn một tỷ đồng/năm”, ông Nam nói. 

Sau hơn 20 năm, cánh đồng chó ngáp cằn cỗi giờ chỉ còn khoảng 7,5% hộ nghèo trong tổng số gần 2000 hộ dân. Riêng ở ấp nhà lầu, có hơn 30% hộ gia đình có thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm. Cánh đồng chó ngáp những ngày này đã rực rỡ nắng vàng và tràn ngập sức sống. 

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Những khởi sắc của vùng Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi Thủ đô trước hết đến từ quyết tâm đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc của Lãnh đạo Thành phố. Những năm qua, Thành phố đã quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến đầu tư trên 2.144 tỷ đồng để thực...

Ly hôn thì có được chia đôi toàn bộ tài sản không?

Ly hôn thì có được chia đôi toàn bộ tài sản không?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Về tài sản chung chúng tôi có một căn hộ giá trị gần 4 tỷ được mua từ tiền chung của hai vợ chồng, tiền vay mượn cha mẹ, họ hàng và  600 triệu đồng của chồng tôi có được do bán chiếc ôtô của anh ấy đứng tên (tài sản trước hôn nhân). Chúng tôi đang tiến hành thủ tục bán nhà trước khi ly hôn. Chồng tôi yêu cầu tiền bán nhà...

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Hôm vừa rồi, tiệm bánh của chị Hòa có cô bé đến mua bánh. Thấy chị đeo tạp dề, gắp bánh, xếp vào hộp cứ thoăn thoắt, bánh lại đẹp mê li, cô bé xuýt xoa, “em cũng muốn có tiệm bánh giống chị”. Mẹ chị Hòa đang phụ con gái mới quay qua bảo: “Ngày xưa, nó thấy bố mẹ không bao giờ mua bánh cho, nên bây giờ bỏ cả cái bằng thạc sỹ để làm bánh đấy cháu ạ!”.

Hôm nay mẹ... xuống tóc

Hôm nay mẹ... xuống tóc

Tối đến, như thường lệ mẹ lại gọi điện cho Mai. Điện thoại đổ chuông réo rắt bên tai, nhưng Mai cố tình không nghe. Mai chẳng biết phải trả lời mẹ thế nào. Rồi cô sợ nhỡ ra mình lại khóc.